Tóm tắt:
Bạn tập trung làm việc của mình. Trẻ tiếp cận đến với bạn & rút lui.
Mô tả mục tiêu bài tập:
Bài tập nhằm đánh giá khả năng thực hiện giám sát môi trường cơ bản của trẻ. Điểm khác biệt là đối tác không cố gắng để giao tiếp hay tham gia với trẻ.
Điều khác biệt ở đây là đối tác không có chủ ý giao tiếp hoặc tham gia với trẻ. Hơn thế, trẻ và bố mẹ sẽ hoạt động độc lập trong môi trường riêng lân cận của mỗi người. Chúng tôi muốn đánh giá liệu trẻ có tham gia vào hoạt động đặc biệt của bố mẹ không, trong khi họ ở quang cảnh/ môi trường đơn giản. Liệu trẻ có định hướng để tham gia khi hoạt động của bố mẹ được nhấn mạnh lên đôi chút, làm hoạt động khác thường, thậm chí tham gia vào các hoạt động có sự phân tán vừa. Dạng phản ứng này là dạng phản ứng mà chúng ta mong đợi có được ở trẻ 10 - 12 tháng tuổi.
tiêu chí để đạt được mục tiêu này:
Trẻ thay đổi hướng chú ý, mà không cần sự nhắc nhở trực tiếp hoặc được chỉ dẫn, nhằm quan sát vị trí thay đổi của người hướng dẫn. Sự thay đổi hướng quan sát (được xem là giám sát) nhằm đánh giá, khi trẻ và người cùng chơi không cùng làm hoạt động chung (khoảng 5 - 10 phút)
Trợ giúp
Hành động của người hướng dẫn có thể đi kèm với âm thanh "gián tiếp" để chỉ ra rằng vị trí của người dẫn đã thay đổi. Người hướng dẫn không nên chỉ dẫn trực tiếp để thay đổi sự chú ý của trẻ. Người dẫn có thể duy trì mối liên hệ gần với trẻ.
Khuôn khổ hoạt động
Đảm bảo rằng trẻ không bị chi phối bởi hoạt động dễ gây sự phân tán.
thử thách
Nem sẽ có khả năng giám sát liên tục người khác.
Tiêu chí để qua bài:
Nem sẽ có thể ở yên một chỗ.
New sẽ có thể giám sát người khác đến và đi hơn 70% thời gian làm một hoạt động trung tính.
Thursday, December 17, 2009
Uống nước
Maisie: Tôi nghĩ là bạn đã làm việc tốt là làm cho Nem giải quyết được hoạt động này. Tốc độ bạn làm chậm và Nem đã thực sự kết nối với bạn. Nem đã bình tĩnh, thư giãn ở ban đầu, và người Nem đã cùng điều chỉnh với bạn tốt. Bạn có cảm thấy điều này không?
I thought you did a nice job getting him settled into this activity. Your pace was slow, and he was really connected to you. He was calm and relaxed at the beginning, and he body was co-regulating with you nicely. Did you see and feel this?
I thought your variations were nice and slow, and this was a good idea to really get him to co-regulate with you. he made a few mistakes but he repaired, nice spotlighting on your part.
I also loved how he continuously used his facial gazings with you at appropriate times.
Drinking water
What role will Chi fulfill?
Drinking water together with mom.
How are you going to simplify the activity for him?
First, he is sitting on my legs. We use one cup. I hold his hand. It’s seem that he doesn’t big problem with that. He feel quite comfortable. Even sometime, he tried to control me. GOOD YOU ARE GETTING GOOD AT ASSESSING HIS LEVEL OF CO-REGULATION, SEE HOW HE IS IN AND OUT SOMETIMES. KEEP PRACTICING PLEASE.
Then we have our own cups. He control the cup by himself. I would like to know if he has the capacity to monitor me & co-regulate with me. It’s seem that he have the difficulty when we are seperately. HE DEFINITELY HAS IMPROVED AND HE IS CO-REGULATING WITH YOU THROUGH OUT THE VARIATIONS, THIS CLIP SHOWS IT.
What are the ongoing small variations?
Fast, slow, pause sometimes, go straigth, go around, round & round
We do also different activities: pouring waters, cleanning table, drink one cups, drink two cups.
FOR THE OTHER PATTERNS, TAKE YOUR TIME WITH MORE VARIATIONS YOU DON'T HAVE TO MOVE ON RIGHT AWAYS.
What challenge did you plan for him?
Stay with mom
After the activity:
How did the activity go?
It’s good only at the end. Nem has the difficulty in transition activities. He also still falling in this world sometime, during the activities, YES i SEE THIS BUT HE IS MORE CONNECTED WITH YOU THAN NOT.
Where you guiding slowly?
Bring up the cups & drink
What would you do differently?
I still think that it’s hard for Nem if we do activities seperately. It’s alright when I hold his hand & we do together. I don’t know should I keep hold his hand & we do it together or should we do seperately ? Could you pls advice? YOU SHOULD DO WHAT YOU FEEL IS NEEDED, YOU CAN HOLD HIS HANDS, LET GO, AND HOLD HIS HAND AGAIN, IT DEPENDS ON WHAT HE NEEDS IN THE MOMENT
LET ME KNOW IF YOU UNDERSTAND.
Wednesday, December 16, 2009
Vẽ nước
Maisie: Tôi thấy mừng vì Nem làm hoạt động này với mẹ tốt hơn với tôi. Nhẽ ra nó phải như thế.
Khi bạn làm một nhịp của hoạt động, như vẽ các đường thẳng, nên đưa vào các biến tấu khi làm đường thẳng thay vì đưa các biến tấu của việc in tay. Điều này có nghĩa là bạn đang đi quá nhanh và đang tạo ra sự chuyển đổi hoạt động khi mà nem chưa hiểu vai trò của hoạt động đầu tiên. Nhưng tôi thích cách bạn ngay lập tức tăng mức độ trợ giúp bằng cách cầm tay Nem.
Bạn có thể nói lên sự biến tấu khi bạn chuyển hoạt động, ví dụ như là: bây giờ chúng ta sẽ vẽ bằng bàn tay.
Khi Nem trở nên không thoải mái, thì Nem đã sẵn sàng cho việc chuyển nhịp hoạt động khác. Khi bạn giới thiệu nhịp quét bàn tay ở cuối, bạn có thấy là Nem đã trở nên bình tĩnh lại như thế nào không? Vì Nem đã thấy hoạt động lại có ý nghĩa. Nhưng tôi nghĩ là bạn đã lại thay đổi nhịp hoạt động vẽ bàn tày trước khi Nem sẵn sàng. Hãy xem lại clip này ở đoạn cuối.
Mẹ: Nước rơi ở trên bàn. Tôi không biết đây là thử thách hay không? vì tôi là người nói cho Nem biết rằng có nước ở trên bàn & mẹ con mình cùng lau.
Maisie: Bạn có thể nhấn mạnh thử thách, nhưng đừng nhảy vào quá nhanh và giải quyết vấn đề ngay. Bạn biết rằng Nem đã có thể tự lấy khăn giấy mà. Bạn đã tạo ra một thử thách tốt nhưng bạn là tự giải quyết thử thách cho Nem.
Mẹ: Hoạt động này cũng hơi gống hoạt động cùng uống nước. Nem khó làm hoạt động độc lập một mình. Nên mẹ để Nem ngồi lòng & cùng làm để trợ giúp. Nem vẫn thỉnh thoảng rơi vào thế giới riêng của mình. Không may tôi ngồi sau nem, nên tôi không nhìn thấy mặt Nem. Sẽ tốt hơn nếu tôi ngồi bên cạnh Nem để thấy biểu hiện của Nem tốt hơn.
Masie: tôi không nghĩ đây là vấn đề nếu bạn có thể nhìn thấy mặt Nem, vì bạn vẫn có thể cảm thấy sự cùng điều chỉnh qua cử động của người Nem đúng không? Thực sự đây là việc thực hành rất tốt cho bạn. (Ý là mẹ phải tập tìm hiểu thái độ, trạng thái của Nem qua cử động của người Nem)
Mẹ: Nem cùng điều chỉnh tốt khi tôi cầm tay cháu. Nhưng Nem không điều chỉnh tốt khi tôi bỏ tay ra và cháu tự làm theo.
Maisie: nhưng Nem đang từ từ thay đổi.
Mẹ: tôi đã làm chậm hoạt động ở việc nhúng tay vào nước, rồi nhấc lên, rồi vẽ nước lên giấy.
Maisie: Có khi bạn có thể chỉ làm từng yếu tố một, và đưa vào các biến tấu cho từng yếu tố. Thay vì cùng lúc làm cả ba. Bạn có hiểu không? Hãy làm lại hoạt động lần nữa, xem xem bạn có thể làm tốt hơn không.
Xóa bảng
Tư vấn viên nhận xét hoạt động này tốt, Nem đã giải quyết được thử thách ở đây. Nhưng mẹ cần cẩn thận hơn với cách mẹ thích chỉ chỗ cần xóa, bạn đã quá làm hộ Nem. Sẽ tốt hơn nếu Nem tự đánh giá nơi nào định xóa bởi vì Nem nhìn thấy vết bẩn, như thế sẽ là cơ hội tốt cho Nem, đúng không?
Khỉ thật, mẹ thì nghĩ là mẹ là người dẫn nên cần chủ động để Nem làm theo. Thế này có nghĩa là cũng phải thả nhiều để Nem tự làm & mẹ điều chỉnh cùng Nem nhỉ!
---
Very nice activity, and see he resolved a challenge here. Good for him! The only thing I would be careful is how you like to point, you are overcompensating this way as well. It will be better if New assess where the eraser should go next because he sees a dirty spot, that would be a good opportunity for him right?
Sunday, December 13, 2009
Review
Tháng vừa rồi, mẹ không tập trung làm RDI, Nem kém hợp tác hơn hẳn. Mẹ cũng không tập trung vào những điều Gustein & Maisie nói:
- Hoạt động mẹ làm với Nem còn phức tạp quá
- Chưa cắt giảm các hoạt động chạy
- Không chịu lên kế hoạch/ planning trước khi làm.
Maisie nhắc lại: cần đơn giản hóa hơn nữa, tập trung vào limit setting, hạn chế các hoạt động có chuyển động, tốc độ chậm để giúp Nem điều chỉnh khả năng tập trung. Vấn đề do Nem có co-conditions.
Thế nên, mẹ cần điều chỉnh lại:
Đối với hoạt động cùng uống nước:
- Nem sẽ ngồi lên đùi mẹ, thay vì hai mẹ con mỗi người 1 ghế
- uống chung 1 cốc nước, thay vì hai cốc nước.
- Variations: đập cốc xuống bàn, xoay vòng vòng, di trước sau, trên dưới trên mặt bàn; mẹ cầm tay Nem, đưa chậm, đợi, đưa vòng, đưa lên đưa xuống. Nem uống, mẹ uống; đặt cốc xuống, dùng thìa.
Hát:
- chọn 1 bài hát đã biết, hát cùng với các âm khác nhau i, u , o
- variations: hát chậm & dừng, ngắt quãng, hơi nhanh
Lau cửa kính, lau bảng:
- mẹ cầm tay Nem
- lau chậm, lau vòng vòng, sang phải, sang trái, đưa lên, đưa xuống, nhanh & chậm
Lật card
- mẹ cầm tay Nem, cùng lật card
- Nem chỉ mình cùng lật
- mẹ chỉ mình cùng lật
- lật nhanh, lật chậm, quay vòng vòng trước khi lật, di phải di trái trước khi lật
tạm thế đã nhỉ !
- Hoạt động mẹ làm với Nem còn phức tạp quá
- Chưa cắt giảm các hoạt động chạy
- Không chịu lên kế hoạch/ planning trước khi làm.
Maisie nhắc lại: cần đơn giản hóa hơn nữa, tập trung vào limit setting, hạn chế các hoạt động có chuyển động, tốc độ chậm để giúp Nem điều chỉnh khả năng tập trung. Vấn đề do Nem có co-conditions.
Thế nên, mẹ cần điều chỉnh lại:
Đối với hoạt động cùng uống nước:
- Nem sẽ ngồi lên đùi mẹ, thay vì hai mẹ con mỗi người 1 ghế
- uống chung 1 cốc nước, thay vì hai cốc nước.
- Variations: đập cốc xuống bàn, xoay vòng vòng, di trước sau, trên dưới trên mặt bàn; mẹ cầm tay Nem, đưa chậm, đợi, đưa vòng, đưa lên đưa xuống. Nem uống, mẹ uống; đặt cốc xuống, dùng thìa.
Hát:
- chọn 1 bài hát đã biết, hát cùng với các âm khác nhau i, u , o
- variations: hát chậm & dừng, ngắt quãng, hơi nhanh
Lau cửa kính, lau bảng:
- mẹ cầm tay Nem
- lau chậm, lau vòng vòng, sang phải, sang trái, đưa lên, đưa xuống, nhanh & chậm
Lật card
- mẹ cầm tay Nem, cùng lật card
- Nem chỉ mình cùng lật
- mẹ chỉ mình cùng lật
- lật nhanh, lật chậm, quay vòng vòng trước khi lật, di phải di trái trước khi lật
tạm thế đã nhỉ !
Saturday, November 21, 2009
Coordination vs Co-regulation
Here's the response I got from my consultant in case this helps anyone...
Coordination is doing the same thing at the same time. Co-regulation is monitoring and anticipating what the other person is doing and then reacting to it in an appropriate manner to keep the interaction going. In co-regulations there are multiple roles and the roles switch. In coordination the roles remain the same.
Carla
Coordination is doing the same thing at the same time. Co-regulation is monitoring and anticipating what the other person is doing and then reacting to it in an appropriate manner to keep the interaction going. In co-regulations there are multiple roles and the roles switch. In coordination the roles remain the same.
Carla
Friday, November 20, 2009
RDA Tháng 11/2009 - Review sau hơn 6 tháng
Bắt đầu học online về RDI từ tháng 4/2009.
-----
Tháng 5/2009 Nem gặp Maisie
- Buổi đánh giá RDA của Nem: bố mẹ chơi với Nem nhưng Nem không hợp tác, cứ như là trò chơi đuổi bắt vậy. Sau đó Maisie hướng dẫn cách tiếp cận gần hơn - close the zone of connection + kiên nhẫn đợi Nem tham gia vào hoạt động, thì Nem có hợp tác hơn.
Mục tiêu:
- bố mẹ tập trung vào giao tiếp năng động - dynamic communication
- Mời con tham gia vào hoạt động - inviting bằng cách kiên trì đợi để Nem chủ động tham gia
- tập về sự cùng điều chỉnh co-regulation.
-----
Tháng 11/2009
Nhưng thực tế là sau bài giảng của Gustein, mẹ mới hiểu thực sự thế nào là cùng điều chỉnh & phân biệt được với sự bắt chước.
- Điều mấu chốt cho các hoạt động của RDI là:
- các hoạt động của trẻ cần phải có sự suy nghĩ: mindful thought
- cần có sự kết nối về ý nghĩ giữa trẻ & người dẫn: mental connection
- Rất may mắn là gặp được Dr. Gustein. Ông nói rằng hệ vận động của Nem kém. Nem gặp khó khăn trong điều chỉnh tư thế ngồi đúng, hay tự kích thích bằng cách chạy và uốn éo người, Nem rất sloppy - hay trườn & uốn éo.
Các tiêu chí đánh giá RDA với Maisie
1. Managing Attention: Sự kiểm soát làm chủ sự chú ý của Nem kém: rất khó để thay đổi sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác, hay từ đang nhanh sang chậm, chậm sang nhanh. mẹ đánh giá cho bố mẹ kém 1/5; Nem kém 1/5
2. Managing physical distance between parent & child: quản lý về khoảng cách trong hoạt động. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
3. Pacing/response to pacing: tốc độ hoạt động & sự đáp ứng của trẻ với tốc độ hoạt động: Bố mẹ: 3/5; Nem: 1/5
4. Quality of initiation/ invitation: chất lượng của việc khởi đầu hoạt động: hiện nay bố mẹ vẫn làm trò với Nem nhiều quá. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
5. Acceptance of initiation/ invitation: sự chấp nhận việc khởi đầu hoạt động. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
6. Response to initiation failures: đáp ứng với sự thất bại: Bố mẹ 1/5; Nem 1/5
Buồn cười với những tiêu chí đánh giá này, ban đầu mẹ cho điểm tương đối ở mức trung bình. nhưng sau này Maisie giải thích, mẹ tự cho điểm lại nên hầu như tất cả tiêu chí này đều ở mức poor 1/5 :-)
Mục tiêu cho bố mẹ:
- Làm nhiều những hoạt động tĩnh cho Nem ngồi, đứng. ít làm những hoạt động chuyển động. thì Nem suy nghĩ sẽ tốt hơn.
- Bố mẹ quá tập trung vào hoạt động: bố mẹ cần giảm sự tập trung vào hoạt động & chú ý đến con nhiều hơn. Bố mẹ chưa quản lý tốt sự chú ý của bố mẹ.
- Tốc độ giao tiếp chậm hơn
- tập cho việc lên kế hoạch/ planning trước khi làm cho các hoạt động. phải đưa ra được mục tiêu bài học cho hoạt động này là gì.
- tập trợ giúp Nem: scaffolding & giảm dần sự trợ giúp
- dành thêm thời gian cho Nem: thêm 2 tiếng/ 1 tuần. mẹ ở nhà thêm 1 buổi sáng/chiều trong tuần.
- khi bắt đầu hoạt động thì phải chậm (don't rush) để không bị cuốn vào hoạt động, chú ý tới sự chú ý của Nem. tập chuyển trạng thái hoạt động cho Nem & xem lại sự đáp ứng của Nem như thế nào để điều chỉnh (phần này mẹ chưa nhớ ra, để xem lại video)
Mục tiêu cho con:
- Nem cần tập quản lý khả năng tập trung của mình: getting readly on his own & manage his own attention.
Bài tập: Nem tập làm khán giá - watcher: xem bố/ mẹ làm hoạt động. Tập việc kiểm soát khả năng chú ý. Bố mẹ không quá mời chào & không lôi kéo Nem vào hoạt động. Chỉ nói với Nem & đợi.
- tập ghi nhớ: nguyên nhân & kết quả.
ví dụ: ngồi xem mẹ làm trước rồi mình sẽ ra cầu thăng bằng.
Sau hoạt động, đợi Nem, xem Nem có nhớ không
Nếu không thấy Nem nhớ ra thì trợ giúp bằng cách hỏi Nem: xem mẹ làm xong rồi,
Trợ giúp tiếp bằng câu hỏi: thì mình sẽ làm gì nhỉ?
Trợ giúp tiếp/scaffolding bằng cách: chỉ tay ra cầu thăng bằng.
- tập việc điều chỉnh tình cảm - emotional regulation
Khi Nem quá khích hay bị phân tán, lập tức dừng hoạt động. Để Nem nhìn mặt bố mẹ & điều chỉnh tình cảm.
Mục tiêu cho cô giáo:
- Không đưa ra mệnh lệnh: don't prompt
-----
Tháng 5/2009 Nem gặp Maisie
- Buổi đánh giá RDA của Nem: bố mẹ chơi với Nem nhưng Nem không hợp tác, cứ như là trò chơi đuổi bắt vậy. Sau đó Maisie hướng dẫn cách tiếp cận gần hơn - close the zone of connection + kiên nhẫn đợi Nem tham gia vào hoạt động, thì Nem có hợp tác hơn.
Mục tiêu:
- bố mẹ tập trung vào giao tiếp năng động - dynamic communication
- Mời con tham gia vào hoạt động - inviting bằng cách kiên trì đợi để Nem chủ động tham gia
- tập về sự cùng điều chỉnh co-regulation.
-----
Tháng 11/2009
Nhưng thực tế là sau bài giảng của Gustein, mẹ mới hiểu thực sự thế nào là cùng điều chỉnh & phân biệt được với sự bắt chước.
- Điều mấu chốt cho các hoạt động của RDI là:
- các hoạt động của trẻ cần phải có sự suy nghĩ: mindful thought
- cần có sự kết nối về ý nghĩ giữa trẻ & người dẫn: mental connection
- Rất may mắn là gặp được Dr. Gustein. Ông nói rằng hệ vận động của Nem kém. Nem gặp khó khăn trong điều chỉnh tư thế ngồi đúng, hay tự kích thích bằng cách chạy và uốn éo người, Nem rất sloppy - hay trườn & uốn éo.
Các tiêu chí đánh giá RDA với Maisie
1. Managing Attention: Sự kiểm soát làm chủ sự chú ý của Nem kém: rất khó để thay đổi sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác, hay từ đang nhanh sang chậm, chậm sang nhanh. mẹ đánh giá cho bố mẹ kém 1/5; Nem kém 1/5
2. Managing physical distance between parent & child: quản lý về khoảng cách trong hoạt động. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
3. Pacing/response to pacing: tốc độ hoạt động & sự đáp ứng của trẻ với tốc độ hoạt động: Bố mẹ: 3/5; Nem: 1/5
4. Quality of initiation/ invitation: chất lượng của việc khởi đầu hoạt động: hiện nay bố mẹ vẫn làm trò với Nem nhiều quá. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
5. Acceptance of initiation/ invitation: sự chấp nhận việc khởi đầu hoạt động. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
6. Response to initiation failures: đáp ứng với sự thất bại: Bố mẹ 1/5; Nem 1/5
Buồn cười với những tiêu chí đánh giá này, ban đầu mẹ cho điểm tương đối ở mức trung bình. nhưng sau này Maisie giải thích, mẹ tự cho điểm lại nên hầu như tất cả tiêu chí này đều ở mức poor 1/5 :-)
Mục tiêu cho bố mẹ:
- Làm nhiều những hoạt động tĩnh cho Nem ngồi, đứng. ít làm những hoạt động chuyển động. thì Nem suy nghĩ sẽ tốt hơn.
- Bố mẹ quá tập trung vào hoạt động: bố mẹ cần giảm sự tập trung vào hoạt động & chú ý đến con nhiều hơn. Bố mẹ chưa quản lý tốt sự chú ý của bố mẹ.
- Tốc độ giao tiếp chậm hơn
- tập cho việc lên kế hoạch/ planning trước khi làm cho các hoạt động. phải đưa ra được mục tiêu bài học cho hoạt động này là gì.
- tập trợ giúp Nem: scaffolding & giảm dần sự trợ giúp
- dành thêm thời gian cho Nem: thêm 2 tiếng/ 1 tuần. mẹ ở nhà thêm 1 buổi sáng/chiều trong tuần.
- khi bắt đầu hoạt động thì phải chậm (don't rush) để không bị cuốn vào hoạt động, chú ý tới sự chú ý của Nem. tập chuyển trạng thái hoạt động cho Nem & xem lại sự đáp ứng của Nem như thế nào để điều chỉnh (phần này mẹ chưa nhớ ra, để xem lại video)
Mục tiêu cho con:
- Nem cần tập quản lý khả năng tập trung của mình: getting readly on his own & manage his own attention.
Bài tập: Nem tập làm khán giá - watcher: xem bố/ mẹ làm hoạt động. Tập việc kiểm soát khả năng chú ý. Bố mẹ không quá mời chào & không lôi kéo Nem vào hoạt động. Chỉ nói với Nem & đợi.
- tập ghi nhớ: nguyên nhân & kết quả.
ví dụ: ngồi xem mẹ làm trước rồi mình sẽ ra cầu thăng bằng.
Sau hoạt động, đợi Nem, xem Nem có nhớ không
Nếu không thấy Nem nhớ ra thì trợ giúp bằng cách hỏi Nem: xem mẹ làm xong rồi,
Trợ giúp tiếp bằng câu hỏi: thì mình sẽ làm gì nhỉ?
Trợ giúp tiếp/scaffolding bằng cách: chỉ tay ra cầu thăng bằng.
- tập việc điều chỉnh tình cảm - emotional regulation
Khi Nem quá khích hay bị phân tán, lập tức dừng hoạt động. Để Nem nhìn mặt bố mẹ & điều chỉnh tình cảm.
Mục tiêu cho cô giáo:
- Không đưa ra mệnh lệnh: don't prompt
Thursday, October 29, 2009
Làm thế nào để có nhiều thời gian cho con hơn ?
Câu hỏi này mẹ đặt ra cách đây khoảng 2 tháng rồi. mà bây giờ mẹ vẫn chưa xử lý được. Nhìn mẹ Cong thấy khâm phục mẹ Cong quá, rất quyết tâm nên anh Cong mới tiến bộ như thế. Mẹ Nem thì lại thụt lùi. Đúng là cũng nhờ có RDI community nên các mẹ mới nhìn nhau và cùng phấn đấu vì các con.
Thời gian gần đây mẹ ít làm RDI hàng ngày cho Nem, chủ yếu tập trung vào cuối tuần. Cái bài tập 2156 Thời gian biểu hàng ngày, mẹ treo ở đấy đến một tháng rưỡi mà không động đậy gì.
Chán quá ! Giải pháp là gì đây ?
Vừa Skype với Maisie.
Mẹ tự tạo áp lực cho mẹ bằng cách keep close to the consultant. Giải pháp này tốn tiền, nhưng vì xót tiền mẹ sẽ nỗ lực hơn.
Maisie nói: mẹ có thể giữ zone connection close, sau đó tăng dần khoảng cách để xem Nem có làm được không.
Đối với những khó khăn khác co-occurring issues như vấn đề mắt, vận động tinh, vận động thô, Maisie nói để xem Nem có thể làm tiếp các bậc tiếp theo của Co-regulation không thì mới xem xét. Như vậy có nghĩa là khoảng 3 tháng nữa.
Hẹn Maisie 8.30 pm thứ 4, ngày 4/11 phone consultant
Thời gian gần đây mẹ ít làm RDI hàng ngày cho Nem, chủ yếu tập trung vào cuối tuần. Cái bài tập 2156 Thời gian biểu hàng ngày, mẹ treo ở đấy đến một tháng rưỡi mà không động đậy gì.
Chán quá ! Giải pháp là gì đây ?
Vừa Skype với Maisie.
Mẹ tự tạo áp lực cho mẹ bằng cách keep close to the consultant. Giải pháp này tốn tiền, nhưng vì xót tiền mẹ sẽ nỗ lực hơn.
Maisie nói: mẹ có thể giữ zone connection close, sau đó tăng dần khoảng cách để xem Nem có làm được không.
Đối với những khó khăn khác co-occurring issues như vấn đề mắt, vận động tinh, vận động thô, Maisie nói để xem Nem có thể làm tiếp các bậc tiếp theo của Co-regulation không thì mới xem xét. Như vậy có nghĩa là khoảng 3 tháng nữa.
Hẹn Maisie 8.30 pm thứ 4, ngày 4/11 phone consultant
Monday, October 26, 2009
Dọn thảm
Sự đa dạng hoạt động rất tốt. Chỉ bằng với việc vừa quay lại vừa nhẩy và tiến lùi khiến cho hoạt động rất năng động. Tôi nghĩ là bạn hiểu về sự đa dạng của hoạt động.
Tuy nhiên, cần thận trọng về việc xây dựng hoạt động quá nhanh. Ở đoạn thứ 2, bạn trải nghiệm với việc cùng xếp và bê 3 cái thảm một lúc, và mang 2 cái thảm ở hai đầu (sau đó trong clip, bạn lại chuyển thành cùng mang thảm với nhau). Điều này làm cho các hoạt động khác nhau với các vai trò khác nhau. Hiện nay, Nem chưa làm tốt các nhịp/ hoạt động cơ bản như di chuyển tấm thảm mà không chạy đi, do đó khi đưa Nem tấm thảm riêng của Nem để Nem tự làm thì hơi sớm quá. Ngay lập tức, chúng ta nhìn thấy là Nem bắt đầu đi độc lập ra khỏi bạn và trở nên năng động hơn.
Việc chuyển hoạt động rõ ràng là vấn đề đối với Nem. Mỗi lần Nem bỏ tay ra khỏi thảm hay bỏ tay ra khỏi bạn, thì Nem nghĩ rằng hoạt động đã xong và Nem lấy cơ hội đó để bỏ chạy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bạn đã điều khiển hoạt động tốt. Thay vì việc đuổi theo Nem, bạn đơn giản là đợi để nhấn mạnh hoạt động và nhắc nhở Nem (không lời nói) về việc Nem đang làm và đợi cho đến khi Nem tự điều chỉnh. Rất tốt.
Mẹ: Tôi nghĩ rằng tôi cần phải chậm hoạt động nữa.
Maisie: Tôi nghĩ là bạn đã làm rất tốt ở hoạt động này. Việc điều chỉnh và thay đổi hoạt động tốt, và Nem đã đáp ứng lại khá nhất quán. Bạn chỉ cần giữ làm hoạt động này tiếp & nhất quán, thì Nem sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ là bạn có khái niệm tốt về sự đa dạng của hoạt động, nhưng bạn cần làm rõ sự khác biệt giữa: sự đa dạng của hoạt động/ các Biến Thể của hoạt động với Thử Thách & Xây Dựng
Đi siêu thị
Tôi cho rằng đây là clip tốt. Ngay cả với rất nhiều thứ gây phân tán (tiếng loa, tiếng ồn, người nói, hàng ngàn màu sắc hấp dẫn trên giá) nhưng Nem đã làm RẤT tốt. Bạn có rất nhiều thử thách để có thể thu hút được sự chú ý của Nem, nhưng bạn đã xử lý & giữ Nem với bạn cho đến khi Nem nhìn thấy bạn đã hết đồ, và khi Nem cho rằng hoạt động đã hết và chạy ra chỗ tính tiền. Nem đảm nhận trách nhiệm của mình rất nghiêm túc và thực hiện nó rất nhiệt tình. Tôi nghĩ là Nem đã cố gắng rất nhiều để điều chỉnh chính bản thân, vì tôi nhớ Nem như thế nào hồi tháng 5/09 khi chúng ta đi siêu thị cùng nhau.
Đối với mục tiêu của bạn, bạn đã đưa vào các sự biến đổi rất hay bằng cách đưa đồ khác nhau, và Nem đã bắt buộc luôn phải giám sát các hoạt động của bạn để làm cho thành công vai trò được giao của mình. Nem thậm chí đã nhặt đồ mà bạn đánh rơi lên (thử thách). Tốt! Bạn đã mời và đã giúp đỡ đúng mức (như giúp Nem nhận ra là có vật bị rơi). Rất tốt. Duy có điều, tôi muốn bạn thay đổi tốc độ nữa, để xem Nem có thể điều chỉnh hoạt động của mình không, rồi chậm lại. Hãy nhớ đến các “độ” thay đổi.
Ngay cả khi Nem cho rằng hoạt động đã xong, Nem nhẽ ra vẫn phải đợi bạn, để bạn nói với Nem rằng hoạt động đã xong trước khi Nem chạy mất. Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này ở mục tiêu “ra giới hạn”.
Không may là cái thùng hơi nặng nên làm cản trở việc Nem & bạn làm đa dạng hóa hoạt động. Không có nhiều sự đa dạng hoạt động ở đây. Bạn đơn giản là cầm thùng đồ ở một hướng, một cạnh hộp. bạn đã đưa vào các sự đa dạng mà bạn có thể: mỗi người cầm một cạnh, hai người cùng cầm phía trước, etc. Cũng đã có một số sự đa dạng tự nhiên trên đường: xoay vòng, đi tiến…
Ngoài ra đây là hoạt động rất tốt để chạy sự cùng điều chỉnh. Nem hoàn toàn phải kiểm tra với bạn xem hoạt động của bạn như thế nào để phối hợp hành động của Nem với hành động của bạn.
Hand game w Dad
Tổng thể, đây là clip tốt. Bạn đã đặt ra giới hạn ở đầu hoạt động và nói chung chúng tôi không thích nói với trẻ rằng chúng ta sẽ đánh lại chúng nếu chúng làm điều gì đó. Điều này là sự khuyến khích gia tăng bạo lực bằng bạo lực. Bằng mọi cách, bạn cần phải dừng hành vi hung hăng. Tôi nghĩ là bạn cần thay đổi biểu lộ nét mặt từ “đang chơi” sang nét mặt nghiêm trọng hoặc nghiêm khắc. Điều này rất quan trọng, bạn vẫn cười khi Nem cào bạn. Hãy nhìn vào đoạn đầu clip mà xem.
Sự biến đổi hoạt động liên tục: Bạn đã đưa vào rất tốt các sự biến đổi của hoạt động. tôi thích chúng !
Thử thách cho con: Hãy thay đổi tốc độ hơn nữa. làm cho các thay đổi này thêm tinh tế/ khôn khéo hơn. Thay đổi tốc độ lên như, đi nhanh hơn rồi nhanh hơn nữa, rồi chậm hơn và dừng. Đấy chính là mục tiêu của bài này.
Khi mới đầu hoạt động, Nem bị thu hút bởi máy camera, chính vì thế Nem cào bố. Ngay ở đầu hoạt động, bố nói với Nem là chúng mình sẽ chơi với nhau, sau đó con sẽ được xem camera. Bố không hiểu đây có thể gọi là đưa ra giới hạn & khuôn khổ của hoạt động không? Hay đây là một kiểu mặc cả? làm thế có đúng không? Maisie trả lời: làm như thế được, nhưng không bắt đầu hoạt động cho đến khi Nem dừng lại không đánh bố nữa. như vậy phải đợi cho Nem sẵn sàng. ở đây, bố đã bắt đầu hoạt động ngay.
Ở hoạt động này, bố cho rằng hoạt động đã diễn ra không tốt, vì Nem không vui vẻ & tỏ ra lo lắng (hét) Nem bị ép làm theo. Nhưng Maisie nói rằng, hoạt động này không bị thất bại, bố đã xử lý hành vi của Nem, và thực tế là Nem vẫn làm theo hoạt động tốt. Nem đã học được một bài học.
Tốc độ chậm: tốt, tốc độ bố làm tốt
Bố: Nếu làm lại hoạt động, toi sẽ chọn thời điểm khi Nem vui vẻ hơn. Và không có camera. Gần đây Nem rất thích xem camera.
Maisie: rất khó có thể chuyển từ một hoạt động ưa thích sang một điều gì đó không vui vẻ lắm. Theo tôi, đây là vấn đề lớn nhất của clip này. Bạn đã đúng khi nghĩ rằng bạn sẽ chọn một thời gian khác thích hợp hơn để bắt đầu hoạt động với Nem, khi Nem ở tâm trạng tốt hơn. Nhưng lại lần nữa ở đây, tôi muốn nhắc nhở rằng bạn cần mong muốn Nem ở với bạn mọi lúc. Đừng để Nem rơi vào thế giới riêng, tôi nghĩ là bạn đã làm đúng. Bạn cần thực hành việc đặt ra giới hạn & khuôn khổ của hoạt động và nem cần phải ở bên bạn thậm chí ngay cả khi Nem không muốn.
Nếu Nem bị ám ảnh bởi đồ chơi điện tử và với camera, thì đây là cơ hội tốt để đưa ra giới hạn & khuôn khổ hoạt động. Bạn có thể đưa ra luật rằng Nem không thể chơi vớ I camera & bạn phải nhất quán trong luật mà bạn đưa ra cho đến khi Nem học cách chấp nhận điều đó.
Nếu Nem không bị ám ảnh bởi camera, tôi muốn để camera xung quanh nhà để Nem làm quen với điều đó, thậm chí là dần dần Nem sẽ thấy chán với camera.
Bố & Mẹ đang đi đúng hướng !
Friday, October 16, 2009
skype w Maisie
Mẹ tự trách mẹ tháng vừa rồi lơ là với Nem, thì Nem ít hợp tác hơn hẳn.
Maisie nói là mẹ phải chịu khó viết feedback lên OS: vài dòng hôm nay như thế nào, có những khoảng khắc gì đáng nhớ, không cần post clip, để rút kinh nghiệm lần sau nên làm gì.
Maisie cho mẹ qua bài co-regulation, Maisie nói là M thấy Nem co-regulation, vấn đề là ở mẹ và bố thôi. Thực tình thì mẹ không thấy tự tin khi qua bài này, vì mẹ thấy Nem vẫn muốn điều khiển mẹ, và sự hợp tác thì lúc có lúc không.
Maisie nói là mẹ phải chịu khó viết feedback lên OS: vài dòng hôm nay như thế nào, có những khoảng khắc gì đáng nhớ, không cần post clip, để rút kinh nghiệm lần sau nên làm gì.
Maisie cho mẹ qua bài co-regulation, Maisie nói là M thấy Nem co-regulation, vấn đề là ở mẹ và bố thôi. Thực tình thì mẹ không thấy tự tin khi qua bài này, vì mẹ thấy Nem vẫn muốn điều khiển mẹ, và sự hợp tác thì lúc có lúc không.
Thursday, October 15, 2009
Tuesday, October 13, 2009
Xây dựng năng lực qua việc tham gia được hướng dẫn
Lược dịch:
Building Competence through Guided Participation, by Michelle VanderHeide
Phát triển năng lực/ sự tự tin là rất quan trọng đối với việc muốn/ động cơ thực hiện các tình huống mà chúng ta đã gặp phải trong quá khứ.
Vậy làm thế nào để biết là con bạn có cảm giác tự tin/ có năng lực hay không? Cơ chế xuất hiện ở các trẻ khác nhau thì khác nhau, nhưng một khi bạn biết phải tìm cái gì, bạn có thể bắt đầu hiểu khi trẻ cảm thấy thực sự lo lắng và bạn biết làm thể nào để đáp ứng lại một cách phù hợp. Dưới đây là một số cơ chế thể hiện thông thường bạn có thể tìm thấy khi trẻ có cảm giác thiếu năng lực:
• Chạy đi
• Khóc
• Cười khúc khích một cách không kiểm soát hoặc cười to
• Nói không hợp với hoàn cảnh/ nói linh tinh
• Kể đi kể lại một câu chuyện, nói cùng một câu, hoặc hỏi cùng một câu hỏi.
• Defiance
• Muốn kiểm soát hoạt động/ kiểm soát người khác/ làm theo ý mình
• Thể hiện sự chán
• Từ chối tham gia
• Aggression
• Thêm vào các biến thể cho hoạt động
• Lo âu
• Hành vi bị ám ảnh/ lặp đi lặp lại một hành vi
Nếu bạn thấy một hoặc nhiều hơn các biểu hiện trên xảy ra trong một hoạt động với trẻ, thì trẻ đang gần như cảm thấy không có khả năng. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để xây dựng khả năng trong các hoạt động.
• Đơn giản hóa hoạt động
• Tốc độ chậm lại
• Đánh giá các yếu tố làm sao nhãng sự tập trung của trẻ trong môi trường
• Nói ít đi
• Làm mẫu hoạt động
• Giao cho trẻ một vai trò rõ ràng trong hoạt động/ làm sao để trẻ hiểu rõ vai trò của mình trong hoạt động là gì
• Hạ thấp mục tiêu mong đợi
• Làm ngắn hoạt động lại
• Giúp đỡ một phần
• Giữ gần hơn khoảng cách của bạn với trẻ
• Khuyến khích trẻ
Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân làm cho hoạt động bị thất bại, cần quay băng lại và đánh giá hoạt động. Bạn sẽ thấy thực sự ngạc nhiên về điều bạn học được từ chính mình.
Xây dựng khả năng ở trẻ có thể mất rất nhiều công sức và đây là một quá trình vất vả. Nhưng với sự hướng dẫn nhất quán và sức chịu đựng/ sự kiên trì & nỗ lực không ngừng. Một khi trẻ đang cảm thấy có khả năng/ tự tin thì trẻ sẽ sẵn sàng tham gia vào các tình huống mới, trẻ sẽ thấy các hoạt động làm chung với bạn sẽ ngày càng dễ hơn. Trẻ cũng sẽ bắt đầu cho thấy sự sẵn sàng trong việc thử những điều mới và với thời gian lâu hơn nếu những điều mới trở thành những thử thách.
Building Competence through Guided Participation, by Michelle VanderHeide
Phát triển năng lực/ sự tự tin là rất quan trọng đối với việc muốn/ động cơ thực hiện các tình huống mà chúng ta đã gặp phải trong quá khứ.
Vậy làm thế nào để biết là con bạn có cảm giác tự tin/ có năng lực hay không? Cơ chế xuất hiện ở các trẻ khác nhau thì khác nhau, nhưng một khi bạn biết phải tìm cái gì, bạn có thể bắt đầu hiểu khi trẻ cảm thấy thực sự lo lắng và bạn biết làm thể nào để đáp ứng lại một cách phù hợp. Dưới đây là một số cơ chế thể hiện thông thường bạn có thể tìm thấy khi trẻ có cảm giác thiếu năng lực:
• Chạy đi
• Khóc
• Cười khúc khích một cách không kiểm soát hoặc cười to
• Nói không hợp với hoàn cảnh/ nói linh tinh
• Kể đi kể lại một câu chuyện, nói cùng một câu, hoặc hỏi cùng một câu hỏi.
• Defiance
• Muốn kiểm soát hoạt động/ kiểm soát người khác/ làm theo ý mình
• Thể hiện sự chán
• Từ chối tham gia
• Aggression
• Thêm vào các biến thể cho hoạt động
• Lo âu
• Hành vi bị ám ảnh/ lặp đi lặp lại một hành vi
Nếu bạn thấy một hoặc nhiều hơn các biểu hiện trên xảy ra trong một hoạt động với trẻ, thì trẻ đang gần như cảm thấy không có khả năng. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để xây dựng khả năng trong các hoạt động.
• Đơn giản hóa hoạt động
• Tốc độ chậm lại
• Đánh giá các yếu tố làm sao nhãng sự tập trung của trẻ trong môi trường
• Nói ít đi
• Làm mẫu hoạt động
• Giao cho trẻ một vai trò rõ ràng trong hoạt động/ làm sao để trẻ hiểu rõ vai trò của mình trong hoạt động là gì
• Hạ thấp mục tiêu mong đợi
• Làm ngắn hoạt động lại
• Giúp đỡ một phần
• Giữ gần hơn khoảng cách của bạn với trẻ
• Khuyến khích trẻ
Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân làm cho hoạt động bị thất bại, cần quay băng lại và đánh giá hoạt động. Bạn sẽ thấy thực sự ngạc nhiên về điều bạn học được từ chính mình.
Xây dựng khả năng ở trẻ có thể mất rất nhiều công sức và đây là một quá trình vất vả. Nhưng với sự hướng dẫn nhất quán và sức chịu đựng/ sự kiên trì & nỗ lực không ngừng. Một khi trẻ đang cảm thấy có khả năng/ tự tin thì trẻ sẽ sẵn sàng tham gia vào các tình huống mới, trẻ sẽ thấy các hoạt động làm chung với bạn sẽ ngày càng dễ hơn. Trẻ cũng sẽ bắt đầu cho thấy sự sẵn sàng trong việc thử những điều mới và với thời gian lâu hơn nếu những điều mới trở thành những thử thách.
Labels:
Lý thuyết RDI,
xây dựng năng lực cho trẻ
Monday, October 12, 2009
Xây dựng năng lực/ sự tự tin cho trẻ
Cảm giác thiếu năng lực
Là sự cản trở tiến tới thành công trong các hệ thống năng động
Sherri L. Miller,
Cả một bài bên dưới có thể tóm tắt ý như sau:
Xây dựng năng lực cho trẻ
= Xây dựng động cơ
= Hoạt động đơn giản + Ghi nhớ sự thành công
= Làm mẫu + giao tiếp năng động & bày tỏ: đợi con chủ động + hào hứng với sự thành công của trẻ: nhấn mạnh là "nhờ" có trẻ + ghi vào trí nhớ trẻ: xem lại + cùng làm/ song song/ luân phiên
Nhiều trẻ với hội chứng TK thể hiện sự thiếu tự tin thấp (về khả năng) một cách thái quá, điều này ảnh hưởng đến các mong muốn và các kỹ năng để giải quyết vấn đề, để giúp đỡ người khác hay thậm chí là chia sẻ cảm xúc. Thông thường, các trẻ TK thường biểu hiện rất thụ động hoặc là ít khi bày tỏ cảm xúc với những vấn đề thậm chí là đơn giản. Việc xây dựng trí nhớ về năng lực cá nhân một cách trực tiếp ở những giai đoạn đầu tiên của việc điều trị thường sẽ làm dễ dàng hơn cho việc thực hiện các chức năng & các kỹ năng năng động trong tương lai. Dưới đây là các chỉ dẫn để xây dựng năng lực/ sự tự tin/ sự thành thạo cũng như các “vấn đề tiềm năng" mà bạn có thể thực hiện đối với con bạn.
Các hướng dẫn để đưa đến cảm giác tự tin/ có năng lực
1. Hãy nhớ là sự tập trung của bạn là xây dựng ĐỘNG CƠ để cố gắng giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ/ đưa ra. Một khi có động cơ, thì các kỹ năng và sự thực hiện sẽ theo sau. Động cơ đến từ trí nhớ về sự thành công, vậy hãy bắt đầu với những vấn đề cực kỳ đơn giản ở đây và bây giờ (ví dụ: đưa lọ muối sang một bên để lấy hộp bánh trên giá, nhặt tất rơi dưới sàn lên…)
2. Một bước đầu tiên tốt là làm mẫu trong khi ám chỉ cho con bạn thấy cách mà bạn đang giải quyết vấn đề
ví dụ: Oh không, mẹ làm rơi tất rồi! Oh được rồi… mẹ chỉ cần nhặt nó lên”
Cách ám chỉ tốt nhất, tất nhiên, là sử dụng ngôn ngữ bày tỏ không lời nói một cách tích cực (ví dụ: nét mặt, cơ thể, hiệu quả âm thanh, …) nhưng ở đây để làm rõ ví dụ, ví dụ được viết dưới dạng ngôn ngữ lời nói. Nhấn mạnh sự bày tỏ không lời nói (và bày tỏ bằng ngôn ngữ có lời nói ngắn gọn hơn) cũng được sử dụng với những trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc có ít kỹ năng ngôn ngữ.
Bố/mẹ mà có cảm giác như mình là con rối & đang diễn kịch quay chậm với con là đúng. Mẹ Phương có cảm giác này khi mẹ bắt đầu dùng ngôn ngữ năng động để giao tiếp với Nem. Khi mẹ mới sử dụng kỹ năng này, thì Nem rất tò mò & xem mẹ làm – đặc biệt khi thấy thái độ của mẹ khác với bình thường trước đó.
3. Sau đó, nhấn mạnh việc bạn gặp phải vấn đề tương tự và rằng bạn cần có sự giúp đỡ của con. Hơn là đưa ra chỉ dẫn con phải làm gì, đơn giản chỉ bày tỏ cái gì sai trong khi ám chỉ gián tiếp rằng bạn cần sự giúp đỡ
ví dụ: Oh KHÔNG, Lại nữa rồi, Cái áo bị rơi !
Xin nhớ là, bày tỏ, bất kể có lời hay không lời, không đòi hỏi sự trả lời từ phía trẻ. Hơn thế, suy nghĩ về cách nói sao cho nhấn mạnh các cơ hội để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra giải pháp.
Một cách khác để nhấn mạnh vấn đề là đưa ra các câu bày tỏ đặc biệt về khả năng của trẻ để giải quyết vấn đề tại chỗ:
“mẹ cá là con biết cái áo ở đâu”
“mẹ cá là con biết phải làm gì với nó”
“Cái này quá khó đối với mẹ, nhưng con thì có thể làm được?”
Thêm vào đó, bạn có thể thử trêu chọc, nói ngược lại điều mình muốn, giọng nói phải thật vui vẻ và biểu hiện ở nét mặt giọng nói một cách hiệu quả sao cho con biết là bạn đùa. Tuy nhiên, trẻ phải sẵn sàng với kiểu giao tiếp này, có một số trẻ chưa quen đùa kiểu này thì nên tránh.
“Con chắc không biết làm rồi !”
“Con chắc không thể làm được việc này”
“Nhưng con không thích chơi trò này mà”
“Đừng có làm nữa”
4. Nếu con bạn gặp khó khăn khi thực hiện các chiến lược đã được làm mẫu, thì dùng sự chỉ dẫn gián tiếp để gợi ý sự giúp đỡ bạn cần là gì: “mẹ biết chúng ta sẽ làm gì….” Đợi tối thiểu 45 giây để cho phép thời gian con bạn hiểu. Khi con bạn nhìn bạn với vẻ tò mò về lời gợi ý của bạn và bắt đầu giao tiếp, “Mình sẽ phải làm gì ?” là thời gian thích hợp để làm mẫu việc giải quyết vấn đề lần nữa và đưa ra một lời chỉ dẫn gián tiếp khác. Mấu chốt ở đây là phải đợi cho động cơ của con bạn để có thể học được từ bạn.
5. Một khi con bạn giúp đỡ bạn, phải nhấn mạnh tầm quan trọng khi có con giúp đỡ. Phần lớn sự tự tin/ năng lực là ở chỗ mình hiểu vai trò của mình trong việc giúp đỡ người khác, không bất kể ở đâu ở gia đình, trong nhóm bạn, hay ở lớp, ở cộng động hay bất cứ môi trường nào. Vài ví dụ là:
“Con đã tìm thấy đậu xanh ! Thì mình có thể làm món ăn tối!” (ý là nhờ có con tìm thấy đậu)
“Bây giờ gia đình mình có thể có quần áo sạch rồi!” (ý là nhờ có con cùng cho quần áo vào máy giặt)
“Chúng mình đã làm tổ cho chim, những con chim sẽ thực sự thích nhà của chúng” (ý là nhờ có con cùng làm tổ chim)
“Cám ơn con, anh con có cái để chấm khoai tây chiên” (ý là nhờ có con đổ ketchup ra)
6. Mục tiêu là các ký ức đã được hình thành và sẽ được ghi nhớ lại, và sau này được mang ra xem lại 1) vấn đề và 2) tình cảm khi giải quyết được vấn đề.
Điều này có nghĩa là nếu sử dụng hình vẽ/ ảnh chụp như là phương pháp để xem lại và để ghi nhớ thì cần làm 2 bộ. Mình hiểu là sự thành công của giải quyết vấn đề sẽ đều được ghi nhận lại bằng hình ảnh/ ảnh chụp hoặc vẽ lại và được mang ra xem lại để con nhớ tình huống, cách giải quyết vấn đề & để con nhớ lại cảm xúc tự tin/ năng lực của con khi giải quyết được vấn đề
7. Sử dụng khuôn khổ bài tập/ việc làm: cùng làm song song – hoặc là theo chuỗi (luân phiên nhau) hoặc làm cùng nhau. Điều này sẽ cho trẻ cảm giác là trẻ có một vai trò nào đó trong thời gian của bạn trong khi đó luôn giữ cho hoạt động đơn giản đủ để trẻ thành công.
8. Chia sẻ tình cảm và kết quả hành động không chắc chắn cần được xếp hàng thứ yếu. Có thể sử dụng ở đây nhưng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất trong khi xây dựng năng lực/ sự tự tin ở trẻ. Sự nhấn mạnh hào hứng & rõ ràng của người dạy (= như vậy trẻ ghi nhớ sự thành công) cần được ưu tiên để có được người học trò thành công.
Các công việc có thể làm cùng nhau
cần một vật không có ở đây
đi tìm một vật
cùng mang/ cầm những vật nặng
quên mất/ bỏ sót một vật quan trọng
cùng xây hoặc xây lại một cấu trúc/ trò xếp hình
điều chỉnh lại những việc làm quá hoặc chưa tới như trò ném bóng, tung vòng…
bắt vật đang rơi, hứng vật đang chảy xuống
Là sự cản trở tiến tới thành công trong các hệ thống năng động
Sherri L. Miller,
Cả một bài bên dưới có thể tóm tắt ý như sau:
Xây dựng năng lực cho trẻ
= Xây dựng động cơ
= Hoạt động đơn giản + Ghi nhớ sự thành công
= Làm mẫu + giao tiếp năng động & bày tỏ: đợi con chủ động + hào hứng với sự thành công của trẻ: nhấn mạnh là "nhờ" có trẻ + ghi vào trí nhớ trẻ: xem lại + cùng làm/ song song/ luân phiên
Nhiều trẻ với hội chứng TK thể hiện sự thiếu tự tin thấp (về khả năng) một cách thái quá, điều này ảnh hưởng đến các mong muốn và các kỹ năng để giải quyết vấn đề, để giúp đỡ người khác hay thậm chí là chia sẻ cảm xúc. Thông thường, các trẻ TK thường biểu hiện rất thụ động hoặc là ít khi bày tỏ cảm xúc với những vấn đề thậm chí là đơn giản. Việc xây dựng trí nhớ về năng lực cá nhân một cách trực tiếp ở những giai đoạn đầu tiên của việc điều trị thường sẽ làm dễ dàng hơn cho việc thực hiện các chức năng & các kỹ năng năng động trong tương lai. Dưới đây là các chỉ dẫn để xây dựng năng lực/ sự tự tin/ sự thành thạo cũng như các “vấn đề tiềm năng" mà bạn có thể thực hiện đối với con bạn.
Các hướng dẫn để đưa đến cảm giác tự tin/ có năng lực
1. Hãy nhớ là sự tập trung của bạn là xây dựng ĐỘNG CƠ để cố gắng giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ/ đưa ra. Một khi có động cơ, thì các kỹ năng và sự thực hiện sẽ theo sau. Động cơ đến từ trí nhớ về sự thành công, vậy hãy bắt đầu với những vấn đề cực kỳ đơn giản ở đây và bây giờ (ví dụ: đưa lọ muối sang một bên để lấy hộp bánh trên giá, nhặt tất rơi dưới sàn lên…)
2. Một bước đầu tiên tốt là làm mẫu trong khi ám chỉ cho con bạn thấy cách mà bạn đang giải quyết vấn đề
ví dụ: Oh không, mẹ làm rơi tất rồi! Oh được rồi… mẹ chỉ cần nhặt nó lên”
Cách ám chỉ tốt nhất, tất nhiên, là sử dụng ngôn ngữ bày tỏ không lời nói một cách tích cực (ví dụ: nét mặt, cơ thể, hiệu quả âm thanh, …) nhưng ở đây để làm rõ ví dụ, ví dụ được viết dưới dạng ngôn ngữ lời nói. Nhấn mạnh sự bày tỏ không lời nói (và bày tỏ bằng ngôn ngữ có lời nói ngắn gọn hơn) cũng được sử dụng với những trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc có ít kỹ năng ngôn ngữ.
Bố/mẹ mà có cảm giác như mình là con rối & đang diễn kịch quay chậm với con là đúng. Mẹ Phương có cảm giác này khi mẹ bắt đầu dùng ngôn ngữ năng động để giao tiếp với Nem. Khi mẹ mới sử dụng kỹ năng này, thì Nem rất tò mò & xem mẹ làm – đặc biệt khi thấy thái độ của mẹ khác với bình thường trước đó.
3. Sau đó, nhấn mạnh việc bạn gặp phải vấn đề tương tự và rằng bạn cần có sự giúp đỡ của con. Hơn là đưa ra chỉ dẫn con phải làm gì, đơn giản chỉ bày tỏ cái gì sai trong khi ám chỉ gián tiếp rằng bạn cần sự giúp đỡ
ví dụ: Oh KHÔNG, Lại nữa rồi, Cái áo bị rơi !
Xin nhớ là, bày tỏ, bất kể có lời hay không lời, không đòi hỏi sự trả lời từ phía trẻ. Hơn thế, suy nghĩ về cách nói sao cho nhấn mạnh các cơ hội để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra giải pháp.
Một cách khác để nhấn mạnh vấn đề là đưa ra các câu bày tỏ đặc biệt về khả năng của trẻ để giải quyết vấn đề tại chỗ:
“mẹ cá là con biết cái áo ở đâu”
“mẹ cá là con biết phải làm gì với nó”
“Cái này quá khó đối với mẹ, nhưng con thì có thể làm được?”
Thêm vào đó, bạn có thể thử trêu chọc, nói ngược lại điều mình muốn, giọng nói phải thật vui vẻ và biểu hiện ở nét mặt giọng nói một cách hiệu quả sao cho con biết là bạn đùa. Tuy nhiên, trẻ phải sẵn sàng với kiểu giao tiếp này, có một số trẻ chưa quen đùa kiểu này thì nên tránh.
“Con chắc không biết làm rồi !”
“Con chắc không thể làm được việc này”
“Nhưng con không thích chơi trò này mà”
“Đừng có làm nữa”
4. Nếu con bạn gặp khó khăn khi thực hiện các chiến lược đã được làm mẫu, thì dùng sự chỉ dẫn gián tiếp để gợi ý sự giúp đỡ bạn cần là gì: “mẹ biết chúng ta sẽ làm gì….” Đợi tối thiểu 45 giây để cho phép thời gian con bạn hiểu. Khi con bạn nhìn bạn với vẻ tò mò về lời gợi ý của bạn và bắt đầu giao tiếp, “Mình sẽ phải làm gì ?” là thời gian thích hợp để làm mẫu việc giải quyết vấn đề lần nữa và đưa ra một lời chỉ dẫn gián tiếp khác. Mấu chốt ở đây là phải đợi cho động cơ của con bạn để có thể học được từ bạn.
5. Một khi con bạn giúp đỡ bạn, phải nhấn mạnh tầm quan trọng khi có con giúp đỡ. Phần lớn sự tự tin/ năng lực là ở chỗ mình hiểu vai trò của mình trong việc giúp đỡ người khác, không bất kể ở đâu ở gia đình, trong nhóm bạn, hay ở lớp, ở cộng động hay bất cứ môi trường nào. Vài ví dụ là:
“Con đã tìm thấy đậu xanh ! Thì mình có thể làm món ăn tối!” (ý là nhờ có con tìm thấy đậu)
“Bây giờ gia đình mình có thể có quần áo sạch rồi!” (ý là nhờ có con cùng cho quần áo vào máy giặt)
“Chúng mình đã làm tổ cho chim, những con chim sẽ thực sự thích nhà của chúng” (ý là nhờ có con cùng làm tổ chim)
“Cám ơn con, anh con có cái để chấm khoai tây chiên” (ý là nhờ có con đổ ketchup ra)
6. Mục tiêu là các ký ức đã được hình thành và sẽ được ghi nhớ lại, và sau này được mang ra xem lại 1) vấn đề và 2) tình cảm khi giải quyết được vấn đề.
Điều này có nghĩa là nếu sử dụng hình vẽ/ ảnh chụp như là phương pháp để xem lại và để ghi nhớ thì cần làm 2 bộ. Mình hiểu là sự thành công của giải quyết vấn đề sẽ đều được ghi nhận lại bằng hình ảnh/ ảnh chụp hoặc vẽ lại và được mang ra xem lại để con nhớ tình huống, cách giải quyết vấn đề & để con nhớ lại cảm xúc tự tin/ năng lực của con khi giải quyết được vấn đề
7. Sử dụng khuôn khổ bài tập/ việc làm: cùng làm song song – hoặc là theo chuỗi (luân phiên nhau) hoặc làm cùng nhau. Điều này sẽ cho trẻ cảm giác là trẻ có một vai trò nào đó trong thời gian của bạn trong khi đó luôn giữ cho hoạt động đơn giản đủ để trẻ thành công.
8. Chia sẻ tình cảm và kết quả hành động không chắc chắn cần được xếp hàng thứ yếu. Có thể sử dụng ở đây nhưng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất trong khi xây dựng năng lực/ sự tự tin ở trẻ. Sự nhấn mạnh hào hứng & rõ ràng của người dạy (= như vậy trẻ ghi nhớ sự thành công) cần được ưu tiên để có được người học trò thành công.
Các công việc có thể làm cùng nhau
cần một vật không có ở đây
đi tìm một vật
cùng mang/ cầm những vật nặng
quên mất/ bỏ sót một vật quan trọng
cùng xây hoặc xây lại một cấu trúc/ trò xếp hình
điều chỉnh lại những việc làm quá hoặc chưa tới như trò ném bóng, tung vòng…
bắt vật đang rơi, hứng vật đang chảy xuống
Labels:
Lý thuyết RDI,
xây dựng năng lực cho trẻ
2194: Sử dụng nguyên tắc RDI vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống
Tháng vừa rồi, mẹ bỏ bê Nem & ít làm RDI với Nem hẳn. Mấy ngày vừa rồi, mẹ dành thời gian cho Nem thì lại cảm thấy cạn ý... đấy là lỗi tại lâu lâu không làm là lại quên bài... nên lại lôi ppt của Maisie ra dịch, để có thêm ý tưởng làm RDI. Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động phù hợp với lịch Tây, để sử dụng cho Ta thì cần phải điều chỉnh chút ít.
Mục tiêu bố mẹ 2194
- Bố mẹ đang học cách làm sao để phát triển RDI/remediation vào ngày càng nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.
- Bạn đang tiếp tục đi tìm & tìm ra các cơ hội để thiết lập các sự khám phá/ các hoạt động và xây dựng tiếp các giai đoạn cho những khám phá mới/ hoạt động mới
- Bạn dần dần giới thiệu cho con bạn thấy những yếu tố giao tiếp băng diện rộng ngày hàng nhiều hơn vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày bằng việc nhấn mạnh các kênh giao tiếp khác nhau trên các cơ sở cũ.
Hoạt động hàng ngày: Chất lượng hơn số lượng
Hai loại cơ hội để làm RDI
- Các hoạt động được dàn dựng sẵn:
o Những cơ hội để làm RDI được sắp đặt trước thì quan trọng đối với những cha mẹ mới và cho những mục tiêu mới
o Các hoạt động được dàn dựng sẵn thường hiệu quả hơn cho những mục tiêu mới
o Không nên chỉ dựng sẵn các hoạt động RDI để thực hành các mục tiêu của RDI
- Các hoạt động ngẫu hứng
o Là các khoảng khắc RDI nhỏ tự phát
o Thời gian ngắn
o Luôn luôn có những cơ hội để chia sẻ trải nghiệm và khám phá nhận thức
o Ví dụ về những hoạt động RDI ngẫu hứng
Các nụ hôn trước khi đi ngủ (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn thơm Nem, làm chậm chu môi, chờ.., biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
Lúc ôm nhau (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn ôm con, làm chậm, mở rộng tay, chờ…, biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
Lúc cài dây an toàn
Đi các đường đi khác nhau đến trường
Giữ lại cái gì mà trẻ đang thích (và đợi xem trẻ phản ứng…)
Cố tình làm một điều gì đó sai hoặc để một cái gì đó vào sai vị trí
Nói điều gì đó không đúng ngữ cảnh
Sử dụng từ mồi, gợi ý (trigger words)
Nhấn mạnh điều gì đó một cách không bình thường bằng giao tiếp năng động (ánh mắt, biểu hiện mặt, ngôn ngữ hình thể, giọng điệu)
Cùng nhau mang một vật gì
Đi bộ
Đưa vào một số tiếng kêu lạ tai & vui vào bài hát con thích
Chạy & nhảy
Cầm một thứ gì đó theo các cách khác nhau
Mẹ đến bên bông hoa và bày tỏ điều gì đó mẹ nghĩ và để con cùng bày tỏ
Cầm tay con, đưa lên tai mẹ để chỉ cho con thấy mẹ đang nghe thấy điều gì đó
.
o Khi nói chuyện, phải sử dụng nét mặt trước, sau đó sự dụng việc liếc mắt/ liếc mặt chỉ vế phía đường mà bạn và con muốn đi tiếp/ muốn làm tiếp … kỹ năng này mẹ Phương đang thiếu
o Có thể sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một hoạt động
o Đưa âm nhạc vào hoạt động: hát bài chỉ dẫn lúc mới làm hoạt động, ví dụ dùng nhạc bài hát Nem thích & hát thành lời chỉ dẫn
o Đổi vai trò hoạt động giữa con và bố mẹ
o Không sử dụng mãi một hoạt động, hoạt động luôn luôn mới & biến đổi
- Tất nhiên là không phải tất cả các gợi ý trên đều phù hợp với con bạn và gia đình bạn, do đó phải biến đổi chúng thành riêng của mình
- Chọn vai trò thích hợp cho con trong hoạt động, con phải có vai trò chủ động
- Nghĩ đến sự trợ giúp con khi cần thiết
- Không nhất thiết phải chọn hoạt động mà trẻ thích, điều quan trọng hơn là trẻ đang khám phá điều mới VỚI BẠN
o Trước giờ tới trường:
Gói đồ mang tới trường: gói đồ ăn, balo, túi để bút
Vệ sinh cá nhân: rửa mặt, đánh răng, chải tóc
Mặc quần áo: con chọn quần áo mà con thích mặc
Kiểm tra lại: con đã có đủ thứ con cần chưa ?
o Sau khi ở trường về:
Làm bánh: chọn loại bánh sẽ làm, cắt bánh, chuẩn bị, cùng ăn & chia bánh
Làm một danh sách:
• Các việc con và bố mẹ đã làm tối nay
• Những thứ cần gói mang đi ngày mai
• Danh sách đồ phải mua
• Danh sách việc làm của tuần
• Những thứ cần dọn/ sắp xếp lại
Cùng dọn dẹp:
• Chỗ để đồ ăn
• Giá sách
• Thùng đồ
• Ngăn kéo tất
• Tủ/ giá đựng gia vị
Kiểm tra:
• Cùng con kiểm tra xem cây có cần tưới nước không?
• Có cái gì ở dưới hay là đằng sau tủ?
• Tìm cái tất bị mất
o Buổi tối:
Cơ hội RDI trong bữa ăn gia đình:
• Rửa rau, cắt rau, trộn salad, chia salad vào đĩa
• Lau bàn
• Dọn bàn ăn
• Mang đĩa
• Chuyển đĩa
• Ngửi đồ ăn, hoặc là đoán xem đang nấu gì?
Sau bữa ăn:
• Rửa bát
• Mang bát vào máy rửa chén bát
• Lau khô bát đĩa
• Vứt đồ vào thùng rác, mang rác đi đổ
• Lau bàn
Chuẩn bị đồ cho sáng hôm sau:
• Đoán thời tiết và xem cần phải mặc gì vào ngày mai
• Cần mang gì trong balo đến trường
• Cần mang gì cho bữa trưa
• Lên dây đồng hồ
• Những điều cần nhớ
Giờ tắm
• Chọn đồ chơi cho lúc tắm
• Rửa sạch đồ chơi khi tắm xong
• Tắm và chà bằng bàn chải lớn/ bông tắm lớn
• Đánh răng cùng nhau
• Chải tóc cùng nhau
• Cùng lấy sữa tắm
Đi bộ buổi tối
• Đi bộ với đèn pin
• Đi bộ và cùng cầm một cái gì đó
• Đi đến và cùng ngửi mùi
• Đi đến để nghe cái gì đó
• Cùng nhặt đồ, vừa đi vừa nhặt sỏi, nhặt lá cây…
Đọc:
• Đọc sách
• Nhìn các bức tranh, ảnh, kể lại chuyện trong ngày
• Chia sẻ cảm xúc về những câu chuyện mà bạn đọc thêm cho con hàng đêm, mỗi đêm là một câu chuyện tiếp diễn theo của đêm trước
• Chia sẻ nhật ký ngày, ngày làm việc của bạn
• Kể chuyện mà không cần sách và liên tục mỗi ngày, chuyện ngày hôm nay tạm dừng mai kể tiếp…
- Bài tập về nhà:
o Làm thời gian biểu của gia đình
o Tô đậm các cơ hội cho các hoạt động có thể dàn dựng được cho mỗi bố/ mẹ
o Kiểm tra lại thời gian biểu cùng với vợ/ chồng
Mục tiêu bố mẹ 2194
- Bố mẹ đang học cách làm sao để phát triển RDI/remediation vào ngày càng nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.
- Bạn đang tiếp tục đi tìm & tìm ra các cơ hội để thiết lập các sự khám phá/ các hoạt động và xây dựng tiếp các giai đoạn cho những khám phá mới/ hoạt động mới
- Bạn dần dần giới thiệu cho con bạn thấy những yếu tố giao tiếp băng diện rộng ngày hàng nhiều hơn vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày bằng việc nhấn mạnh các kênh giao tiếp khác nhau trên các cơ sở cũ.
Hoạt động hàng ngày: Chất lượng hơn số lượng
Hai loại cơ hội để làm RDI
- Các hoạt động được dàn dựng sẵn:
o Những cơ hội để làm RDI được sắp đặt trước thì quan trọng đối với những cha mẹ mới và cho những mục tiêu mới
o Các hoạt động được dàn dựng sẵn thường hiệu quả hơn cho những mục tiêu mới
o Không nên chỉ dựng sẵn các hoạt động RDI để thực hành các mục tiêu của RDI
- Các hoạt động ngẫu hứng
o Là các khoảng khắc RDI nhỏ tự phát
o Thời gian ngắn
o Luôn luôn có những cơ hội để chia sẻ trải nghiệm và khám phá nhận thức
o Ví dụ về những hoạt động RDI ngẫu hứng
Các nụ hôn trước khi đi ngủ (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn thơm Nem, làm chậm chu môi, chờ.., biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
Lúc ôm nhau (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn ôm con, làm chậm, mở rộng tay, chờ…, biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
Lúc cài dây an toàn
Đi các đường đi khác nhau đến trường
Giữ lại cái gì mà trẻ đang thích (và đợi xem trẻ phản ứng…)
Cố tình làm một điều gì đó sai hoặc để một cái gì đó vào sai vị trí
Nói điều gì đó không đúng ngữ cảnh
Sử dụng từ mồi, gợi ý (trigger words)
Nhấn mạnh điều gì đó một cách không bình thường bằng giao tiếp năng động (ánh mắt, biểu hiện mặt, ngôn ngữ hình thể, giọng điệu)
Cùng nhau mang một vật gì
Đi bộ
Đưa vào một số tiếng kêu lạ tai & vui vào bài hát con thích
Chạy & nhảy
Cầm một thứ gì đó theo các cách khác nhau
Mẹ đến bên bông hoa và bày tỏ điều gì đó mẹ nghĩ và để con cùng bày tỏ
Cầm tay con, đưa lên tai mẹ để chỉ cho con thấy mẹ đang nghe thấy điều gì đó
.
o Khi nói chuyện, phải sử dụng nét mặt trước, sau đó sự dụng việc liếc mắt/ liếc mặt chỉ vế phía đường mà bạn và con muốn đi tiếp/ muốn làm tiếp … kỹ năng này mẹ Phương đang thiếu
o Có thể sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một hoạt động
o Đưa âm nhạc vào hoạt động: hát bài chỉ dẫn lúc mới làm hoạt động, ví dụ dùng nhạc bài hát Nem thích & hát thành lời chỉ dẫn
o Đổi vai trò hoạt động giữa con và bố mẹ
o Không sử dụng mãi một hoạt động, hoạt động luôn luôn mới & biến đổi
- Tất nhiên là không phải tất cả các gợi ý trên đều phù hợp với con bạn và gia đình bạn, do đó phải biến đổi chúng thành riêng của mình
- Chọn vai trò thích hợp cho con trong hoạt động, con phải có vai trò chủ động
- Nghĩ đến sự trợ giúp con khi cần thiết
- Không nhất thiết phải chọn hoạt động mà trẻ thích, điều quan trọng hơn là trẻ đang khám phá điều mới VỚI BẠN
o Trước giờ tới trường:
Gói đồ mang tới trường: gói đồ ăn, balo, túi để bút
Vệ sinh cá nhân: rửa mặt, đánh răng, chải tóc
Mặc quần áo: con chọn quần áo mà con thích mặc
Kiểm tra lại: con đã có đủ thứ con cần chưa ?
o Sau khi ở trường về:
Làm bánh: chọn loại bánh sẽ làm, cắt bánh, chuẩn bị, cùng ăn & chia bánh
Làm một danh sách:
• Các việc con và bố mẹ đã làm tối nay
• Những thứ cần gói mang đi ngày mai
• Danh sách đồ phải mua
• Danh sách việc làm của tuần
• Những thứ cần dọn/ sắp xếp lại
Cùng dọn dẹp:
• Chỗ để đồ ăn
• Giá sách
• Thùng đồ
• Ngăn kéo tất
• Tủ/ giá đựng gia vị
Kiểm tra:
• Cùng con kiểm tra xem cây có cần tưới nước không?
• Có cái gì ở dưới hay là đằng sau tủ?
• Tìm cái tất bị mất
o Buổi tối:
Cơ hội RDI trong bữa ăn gia đình:
• Rửa rau, cắt rau, trộn salad, chia salad vào đĩa
• Lau bàn
• Dọn bàn ăn
• Mang đĩa
• Chuyển đĩa
• Ngửi đồ ăn, hoặc là đoán xem đang nấu gì?
Sau bữa ăn:
• Rửa bát
• Mang bát vào máy rửa chén bát
• Lau khô bát đĩa
• Vứt đồ vào thùng rác, mang rác đi đổ
• Lau bàn
Chuẩn bị đồ cho sáng hôm sau:
• Đoán thời tiết và xem cần phải mặc gì vào ngày mai
• Cần mang gì trong balo đến trường
• Cần mang gì cho bữa trưa
• Lên dây đồng hồ
• Những điều cần nhớ
Giờ tắm
• Chọn đồ chơi cho lúc tắm
• Rửa sạch đồ chơi khi tắm xong
• Tắm và chà bằng bàn chải lớn/ bông tắm lớn
• Đánh răng cùng nhau
• Chải tóc cùng nhau
• Cùng lấy sữa tắm
Đi bộ buổi tối
• Đi bộ với đèn pin
• Đi bộ và cùng cầm một cái gì đó
• Đi đến và cùng ngửi mùi
• Đi đến để nghe cái gì đó
• Cùng nhặt đồ, vừa đi vừa nhặt sỏi, nhặt lá cây…
Đọc:
• Đọc sách
• Nhìn các bức tranh, ảnh, kể lại chuyện trong ngày
• Chia sẻ cảm xúc về những câu chuyện mà bạn đọc thêm cho con hàng đêm, mỗi đêm là một câu chuyện tiếp diễn theo của đêm trước
• Chia sẻ nhật ký ngày, ngày làm việc của bạn
• Kể chuyện mà không cần sách và liên tục mỗi ngày, chuyện ngày hôm nay tạm dừng mai kể tiếp…
- Bài tập về nhà:
o Làm thời gian biểu của gia đình
o Tô đậm các cơ hội cho các hoạt động có thể dàn dựng được cho mỗi bố/ mẹ
o Kiểm tra lại thời gian biểu cùng với vợ/ chồng
Monday, October 05, 2009
2156 : Thời gian biểu hàng ngày
Mục tiêu bài tập:
Quản lý thời gian thực tế: Tạo ra những không gian cho hoạt động tham gia được hướng dẫn
Gợi ý:
Mục tiêu này để học cách làm thế nào để dành thời gian cho RDI, làm thế nào để kết hợp RDI vào các hoạt động hàng ngày hiện nay và dành thời gian cho các thành viên khác trong gia đình.
Vậy để bắt đầu, tôi muốn bạn và Long điền vào form đính kèm càng chi tiết càng tốt. Đừng cùng lúc điền tất cả các thông tin, rất khó nhớ bạn đã làm được gì vào ngày thứ 2 nếu hôm nay là chiều chủ nhật. Thay vào đó, vào cuối ngày, bạn lấy ra 5 – 10 phút để viết ra bạn đã làm gì trong ngày đó. Tôi không cần chi tiết của hoạt động, chỉ cần điền thông tin vừa đủ. Nhưng tôi muốn nhìn thấy các chi tiết về cuộc sống cá nhân bạn và các hoạt động của bạn với các thành viên trong gia đình
Mô tả bài tập:
Bạn đang cân nhắc một cách cẩn thận : bao nhiêu thời gian thực tế bạn có thể bạn có thể cam kết để nuôi dạy con em mình. thời gian bạn cam kết để nuôi dạy con là thời gian ưu tiên sử dụng cho việc giúp con phát triển và giúp con lớn, không phải để đưa ra lửa, cáu giận hay phản ứng với con. Bạn dành ra những khoảng thời gian mà bạn không bị áp lực hay không cảm thấy vội vàng. Bạn cũng phải dành thời gian khi đứa trẻ về mặt tình cảm và vật chất đáp ứng được cho việc làm RDI/ phục hồi.
Bạn nhận ra rằng thời gian phục hồi/ làm RDI là thời gian tốn công sức về mặt trí lực nhất trong một ngày của trẻ. Làm việc để đạt được các mục tiêu RDI/ phục hồi phải là điểm tập trung trong khoảng thời gian chính của một tuần.
Bạn phải cam kết việc thay đổi lịch để đưa ra các cơ hội hiệu quả nhất cho việc phục hồi/ làm RDI. Những sự kiện kém quan trọng sẽ được loại bỏ khỏi lịch của trẻ.
BẠn phân tích các hoạt động hàng ngày của bạn để xác định các cơ hội làm RDI/ phuc hồi.
Bạn lên kế hoạch để dành nhiều thời gian cho những việc đơn giản như đi bộ, và duy trì thành thói quen. Bạn sẽ đưa vào lịch các việc bạn sẽ làm với trẻ trong những hoạt động mà bạn phải làm và những hoạt động mà bạn thích làm. Bạn phải lên kế hoạch thời gian cho nhiều “trải nghiệm” nhỏ.
Quản lý thời gian thực tế: Tạo ra những không gian cho hoạt động tham gia được hướng dẫn
Gợi ý:
Mục tiêu này để học cách làm thế nào để dành thời gian cho RDI, làm thế nào để kết hợp RDI vào các hoạt động hàng ngày hiện nay và dành thời gian cho các thành viên khác trong gia đình.
Vậy để bắt đầu, tôi muốn bạn và Long điền vào form đính kèm càng chi tiết càng tốt. Đừng cùng lúc điền tất cả các thông tin, rất khó nhớ bạn đã làm được gì vào ngày thứ 2 nếu hôm nay là chiều chủ nhật. Thay vào đó, vào cuối ngày, bạn lấy ra 5 – 10 phút để viết ra bạn đã làm gì trong ngày đó. Tôi không cần chi tiết của hoạt động, chỉ cần điền thông tin vừa đủ. Nhưng tôi muốn nhìn thấy các chi tiết về cuộc sống cá nhân bạn và các hoạt động của bạn với các thành viên trong gia đình
Mô tả bài tập:
Bạn đang cân nhắc một cách cẩn thận : bao nhiêu thời gian thực tế bạn có thể bạn có thể cam kết để nuôi dạy con em mình. thời gian bạn cam kết để nuôi dạy con là thời gian ưu tiên sử dụng cho việc giúp con phát triển và giúp con lớn, không phải để đưa ra lửa, cáu giận hay phản ứng với con. Bạn dành ra những khoảng thời gian mà bạn không bị áp lực hay không cảm thấy vội vàng. Bạn cũng phải dành thời gian khi đứa trẻ về mặt tình cảm và vật chất đáp ứng được cho việc làm RDI/ phục hồi.
Bạn nhận ra rằng thời gian phục hồi/ làm RDI là thời gian tốn công sức về mặt trí lực nhất trong một ngày của trẻ. Làm việc để đạt được các mục tiêu RDI/ phục hồi phải là điểm tập trung trong khoảng thời gian chính của một tuần.
Bạn phải cam kết việc thay đổi lịch để đưa ra các cơ hội hiệu quả nhất cho việc phục hồi/ làm RDI. Những sự kiện kém quan trọng sẽ được loại bỏ khỏi lịch của trẻ.
BẠn phân tích các hoạt động hàng ngày của bạn để xác định các cơ hội làm RDI/ phuc hồi.
Bạn lên kế hoạch để dành nhiều thời gian cho những việc đơn giản như đi bộ, và duy trì thành thói quen. Bạn sẽ đưa vào lịch các việc bạn sẽ làm với trẻ trong những hoạt động mà bạn phải làm và những hoạt động mà bạn thích làm. Bạn phải lên kế hoạch thời gian cho nhiều “trải nghiệm” nhỏ.
Sunday, October 04, 2009
Giơ gậy cùng bố
Ban đầu bạn đã có những rắc rối khi mời Nem tham gia vào hoạt động & ngồi xuống, nhưng một khi hoạt động đã bắt đầu thì mọi sự đã diễn ra khá tốt. Có sự đa dạng của các hoạt động, cả về giọng nói và cử chỉ. Nem đã nhìn bạn rất tốt và chủ động cố gắng thực hiện vai trò của mình.
Phải cẩn thận. Có vài thời điểm, Nem đưa gậy lên và đưa gậy xuống trước khi bạn làm. Chúng ta không muốn Nem chỉ đơn giản là bắt chước hành động của bạn và sau đó đoán xem mình nên làm gì. Chúng ta muốn Nem chủ động điều khiển bạn và đợi các dấu hiệu của bạn trước khi bạn hành động. Nếu bạn nhìn thấy Nem đang cố gắng bắt chước hành động của bạn, thì cố gắng làm cho hành động trở nên đa dạng hơn. Nếu Nem nghĩ là bạn sẽ nâng gậy lên, thì bạn đừng làm thế. Hãy làm điều gì khác đi để Nem phải phán đoán. (có vẻ như bạn đã bắt đầu điều chỉnh Nem sau đó ở clip này khi Nem bỏ gậy xuống trước bạn - như thế là tốt !)
Tôi đồng ý với Phương rằng bạn nên thêm vào các hoạt động đa dạng & biến đổi hơn nữa, làm cho tình huống năng động hơn, thoát khỏi các hoạt động tĩnh, và đảm bảo rằng Nem phản ứng một cách năng động với bạn. Ngoài ra, tôi thấy hoạt động này tốt ! Bạn làm tốt !
Hun nhau :-D - Kissing - a "RDI on the Fly" activity
Hoạt động mẹ thích nhất từ trước tới nay ... ha ha...
Rất dễ thương (Maisie khen.. he he) Đây không phải là hoạt động RDI chính thức, nhưng thực tế có một vài khoảng khắc RDI rất hay ở đây: nhịp điệu lặp lại, sự biến đổi nhịp điệu, sự điều khiển năng động. Đây có thể nói là "RDI on the Fly" activity, như là TS. Gutstein gọi như thế. (mẹ hiểu là hoạt động RDI ngẫu hứng nhỉ? cứ hiểu bừa như thế, vì tra từ điển không ra.. hihi..) Thực tế, Nem đang điều khiển một cách chủ động các từ/ âm thanh của mẹ khá hay. Nem hiểu các ngôn ngữ không lời nói và chủ động đảm nhận vai trò của mình. Sự cùng tự điều chỉnh tốt từ phía Nem !
Cùng uống nước
Đây là clip tốt. Nem có khả năng cùng điều chỉnh với bạn, với giọng nói của bạn, và tốc độ của hoạt động tốt. Tuy nhiên ở đây thiếu thử thách, Nem sẵn sàng để đảm nhận thêm trách nhiệm cùng điều chỉnh với bạn ở những hoàn cảnh phức tạp hơn.
Tăng khoảng cách tiếp xúc giữa bạn và Nem là cách tốt để thử thách Nem. Nem rõ ràng đã sẵn sàng ngồi xa hơn. Cố gắng dựng hoạt động vào các bối cảnh khác, hai mẹ con ngồi 2 ghế khác nhau, mặt đối mặt. Ở tư thế mặt đối mặt, Nem sẽ nhìn bạn và điều khiển bạn và có khả năng cùng điều chỉnh tốt hơn. Vẫn làm các hoạt động này, nhưng thêm vào các gợi ý không lời nói để chỉ cho Nem thấy bạn muốn gì. Ví dụ bạn có thể sử dụng ánh mắt để chỉ ra ai là người uống tiếp theo, hoặc bạn há mồm khi đến lượt bạn. nếu những điều này là khó với Nem, bạn có thể chỉ người nào tiếp theo. Đừng làm đơn điệu hoạt động :mẹ - con - mẹ - con, làm cho nó năng động hơn: mẹ - mẹ - con - mẹ - con - con, để Nem không chỉ đơn giản là nhớ nhịp !
Mục tiêu 893 : Cùng điều chỉnh
Tóm tắt:
Bạn nhận thấy rằng các hoạt động của bạn có thể cùng được đồng bộ hóa - phối hợp, nhưng không bị điều khiển lẫn nhau. Bạn nhận ra rằng các hoạt động của bạn không bị điều khiển bởi các hoạt động của trẻ và các hoạt động của trẻ không bị điểu khiển bởi hoạt động của bạn (đây là phần đầu tiên của mục tiêu cùng điều chỉnh) --) có nghĩa là hai người cùng làm một cách tương đối tự do, mà vẫn đồng bộ --) khó quá nhỉ?!
Mô tả hoạt động:
Bài tập này tập trung vào sự khám phá của trẻ rằng trẻ có thể tương tác với sự dẫn dắt của người lớn một cách xây dựng, nhưng không hoàn toàn có thể đoán trước được (bạn có những lúc bị điều khiển và đôi lúc bạn điều khiển con). Sự khám phá này cung cấp cho trẻ phương tiện thứ ba của giao tiếp và tương tác, khác với việc điều khiển người khác hoặc chỉ là hành động dập khuôn. Cách thứ "ba" này là cái mà chúng tôi đề cập đến như là sự "cùng điều chỉnh" là nền tảng cho mọi giao tiếp của con người.
Sự cùng điều chỉnh cho phép những người tham gia có sự tự do nhất định, nhưng vẫn trong một khuôn khổ chung (ở các giai đoạn đầu, khuôn khổ này được xây dựng bởi người lớn). Đạt được mục tiêu này là tiêu chí đầu tiên để trẻ tiếp tục đến con đường trở thành người học việc. Đạt được mục tiêu này cũng là tiêu chí chỉ ra rằng trẻ hiểu những nền tảng cơ bản của giao tiếp; rằng các hành động của trẻ nhằm để đáp lại với các hành động của người đối tác đã khởi xướng, mục đích là để duy trì trạng thái cùng điều chỉnh. Các hoạt động của trẻ sẽ sẽ là kết quả của các hoạt động tiếp theo của người đối tác và các hoạt động này hoàn toàn không thể đoán trước, nó có thể ngẫu hứng hoặc là thử thách. Ở 9 tháng tuổi, trẻ bình bình thường dành nhiều thời gian của chúng để tham gia vào các hoạt động cùng điều chỉnh với người lớn hơn là các hoạt động khác.
Tiêu chí để đạt được mục tiêu:
Sau khi hoạt động diễn ra, trẻ liếc nhìn người hướng dẫn để xác định việc trẻ sẽ làm tiếp theo - Trẻ sẽ thăm dò hoạt động tiếp theo để đáp lại hoạt động của người hướng dẫn. Phân tích hoạt động với video clip, qua khuôn khổ hoạt động đơn giản trong khoảng 3 - 10 phút.
Trẻ sẽ có thể đồng bộ hoạt động của trẻ với bạn mà không muốn điều khiển bạn.
Thử thách: khi người hướng dẫn đưa vào các sự biến đổi liên tục ( thay đổi tốc độ, độ cao, tạm dừng..), trẻ sẽ có thể thay đổi hoạt động của trẻ thay vì bỏ cuộc.
Nhấn mạnh: nhớ nhấn mạnh thời khắc trẻ thay đổi hoạt động của mình để đồng bộ với bạn.
Gợi ý cách làm:
Đảm bảo rằng các hoạt động của mỗi người phải đủ chậm để trẻ hiểu. Đảm bảo có những quãng nghỉ giữa các hoạt động để bạn có thể nhấn mạnh khi trẻ đáp ứng/ trả lời lại với hoạt động của bạn. Người hướng dẫn có thể giao tiếp theo những cách rất đơn giản về sự đa dạng mà mình đưa ra, và mục tiêu là duy trì khả năng cùng điều chỉnh. Người hướng dẫn có thể chạm vào trẻ.
Khuôn khổ hoạt động:
Trẻ có thể không hoàn toàn đảm nhận một vai trò trong suốt hoạt động. Hơn thế, trẻ có thể đáp lại các hoạt động của người hướng dẫn một cách đơn giản, quá trình liên tục để cùng sáng tạo ra vai trò tương tác của nhau. Môi trường Nhà hoặc nơi nào có sự giảm thiểu sự sao nhãng.
Bạn nhận thấy rằng các hoạt động của bạn có thể cùng được đồng bộ hóa - phối hợp, nhưng không bị điều khiển lẫn nhau. Bạn nhận ra rằng các hoạt động của bạn không bị điều khiển bởi các hoạt động của trẻ và các hoạt động của trẻ không bị điểu khiển bởi hoạt động của bạn (đây là phần đầu tiên của mục tiêu cùng điều chỉnh) --) có nghĩa là hai người cùng làm một cách tương đối tự do, mà vẫn đồng bộ --) khó quá nhỉ?!
Mô tả hoạt động:
Bài tập này tập trung vào sự khám phá của trẻ rằng trẻ có thể tương tác với sự dẫn dắt của người lớn một cách xây dựng, nhưng không hoàn toàn có thể đoán trước được (bạn có những lúc bị điều khiển và đôi lúc bạn điều khiển con). Sự khám phá này cung cấp cho trẻ phương tiện thứ ba của giao tiếp và tương tác, khác với việc điều khiển người khác hoặc chỉ là hành động dập khuôn. Cách thứ "ba" này là cái mà chúng tôi đề cập đến như là sự "cùng điều chỉnh" là nền tảng cho mọi giao tiếp của con người.
Sự cùng điều chỉnh cho phép những người tham gia có sự tự do nhất định, nhưng vẫn trong một khuôn khổ chung (ở các giai đoạn đầu, khuôn khổ này được xây dựng bởi người lớn). Đạt được mục tiêu này là tiêu chí đầu tiên để trẻ tiếp tục đến con đường trở thành người học việc. Đạt được mục tiêu này cũng là tiêu chí chỉ ra rằng trẻ hiểu những nền tảng cơ bản của giao tiếp; rằng các hành động của trẻ nhằm để đáp lại với các hành động của người đối tác đã khởi xướng, mục đích là để duy trì trạng thái cùng điều chỉnh. Các hoạt động của trẻ sẽ sẽ là kết quả của các hoạt động tiếp theo của người đối tác và các hoạt động này hoàn toàn không thể đoán trước, nó có thể ngẫu hứng hoặc là thử thách. Ở 9 tháng tuổi, trẻ bình bình thường dành nhiều thời gian của chúng để tham gia vào các hoạt động cùng điều chỉnh với người lớn hơn là các hoạt động khác.
Tiêu chí để đạt được mục tiêu:
Sau khi hoạt động diễn ra, trẻ liếc nhìn người hướng dẫn để xác định việc trẻ sẽ làm tiếp theo - Trẻ sẽ thăm dò hoạt động tiếp theo để đáp lại hoạt động của người hướng dẫn. Phân tích hoạt động với video clip, qua khuôn khổ hoạt động đơn giản trong khoảng 3 - 10 phút.
Trẻ sẽ có thể đồng bộ hoạt động của trẻ với bạn mà không muốn điều khiển bạn.
Thử thách: khi người hướng dẫn đưa vào các sự biến đổi liên tục ( thay đổi tốc độ, độ cao, tạm dừng..), trẻ sẽ có thể thay đổi hoạt động của trẻ thay vì bỏ cuộc.
Nhấn mạnh: nhớ nhấn mạnh thời khắc trẻ thay đổi hoạt động của mình để đồng bộ với bạn.
Gợi ý cách làm:
Đảm bảo rằng các hoạt động của mỗi người phải đủ chậm để trẻ hiểu. Đảm bảo có những quãng nghỉ giữa các hoạt động để bạn có thể nhấn mạnh khi trẻ đáp ứng/ trả lời lại với hoạt động của bạn. Người hướng dẫn có thể giao tiếp theo những cách rất đơn giản về sự đa dạng mà mình đưa ra, và mục tiêu là duy trì khả năng cùng điều chỉnh. Người hướng dẫn có thể chạm vào trẻ.
Khuôn khổ hoạt động:
Trẻ có thể không hoàn toàn đảm nhận một vai trò trong suốt hoạt động. Hơn thế, trẻ có thể đáp lại các hoạt động của người hướng dẫn một cách đơn giản, quá trình liên tục để cùng sáng tạo ra vai trò tương tác của nhau. Môi trường Nhà hoặc nơi nào có sự giảm thiểu sự sao nhãng.
Monday, August 24, 2009
walking in balance beam w Dad
M: Sau bài này, Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là phát triển sự đa dạng của hành động bao gồm các sự thay đổi trong nhịp điệu, nhanh, chậm, dừng lại nhưng làm những thay đổi này trở nên tinh tế hơn và liên tục, đứng lên ngồi xuống từ từ mà không cần đi, khi nào thành thạo mới đi tiếp.
M: Tôi cũng nghĩ là liệu Nem đã sẵn sàng tự đi chưa? Có thể hai bố con cùng cầm 1 cái gì đó ở tay hay thì bạn cầm tay Nem.
Vai trò của Chí ở đây là gì?
Bố: Chí làm theo và bắt chước bố. Nhưng sự cùng điều chỉnh về tốc độ đi là quan trọng hơn.
M: Đúng, tôi nhìn thấy rằng Chí vẫn cố gắng duy trì sự cùng điều chỉnh. Vậy thì cố gắng bỏ tay Nem ra, và nếu Nem dời bỏ bạn thì để Nem tự quay lại. Nếu bạn tiếp tục làm thay việc cho Nem, Nem sẽ không bao giờ học được việc tự sửa chữa khi Nem bỏ rơi bạn phía sau. Bạn có thể luôn luôn hạn chế sự di chuyển của Nem bằng cách giữ cho hoạt động đơn giản hơn và dần dần quay lại để cùng lại đi với nhau.
Bạn đã đơn giản hóa hoạt động như thế nào cho Nem ?
Bố: tôi đã làm duy nhất 1 hoạt động và tôi nhắc đi nhắc lại hoạt động này cho đến khi Nem thành thạo và tự tin.
M: Bạn có thể làm một đường trên sàn để bạn không phải lo là Nem có thể bị ngã.
Sự đa dạng nhỏ trong suốt hoạt động là gì?
Bố: hầu như không có sự đa dạng ở đây, vì tôi vẫn đang tập trung vào 1 thứ, trừ sự đa dạng là thời gian đợi cho mỗi 1 bước chân.
M: Sự đa dạng của hoạt động vẫn phải ở đó, có lẽ nên cho thêm lời hát vào hoạt động, đi bộ đi bộ trên cầu thăng bằng... để sự đa dạng hoạt động có thể đến từ giai điệu hát
Thử thách bạn đã làm ở đây là gì?
Bố: Chưa có thử thách, vì tôi muốn Nem làm hoạt động này nhuần nhuyễn đã.
M: Thử thách là ở lại với bạn, đây là thử thách lớn đối với Nem
Sau hoạt động:
Bạn nghĩ bạn đã làm hoạt động này như thế nào?
Bố: Chưa tốt, vì tôi vẫn phải giữ tay Nem. Nem bắt chước tốt. Nhưng Nem hay vội vã mà rất khó cho Nem để có thể nhận thấy tốc độ của hoạt động. Sau 3 lần, thì Nem làm tốt hơn. ở lần cuối cùng, tôi đã cố bỏ tay Nem ra, nhưng Nem chỉ duy trì được vài bước, sau đó mối liên kết bị cắt đứt, Nem đã muốn chạy lên phía trước. Đây là video clip quay hoạt động lần đầu tiên.
M. Hãy đưa vào giới hạn của hoạt động trước khi bạn bắt đầu. và khi Nem dời bỏ bạn, hãy dừng lại và nói với Nem rằng việc bỏ rơi bố đã ảnh hưởng đến bố như thế nào. Hãy xem Nem có quay lại không? Sử dụng biểu hiện nét mặt của bạn.
Bạn đã hướng dẫn hoạt động chậm rãi ở đâu?
Bố: trong suốt thời gian của hoạt động.
Bạn sẽ làm gì nếu được làm khác đi?
Bố: tôi sẽ cho thêm chướng ngại vật, hoặc cố gắng đi các kiểu khác nhau, ví dụ bước dài, bước ngắn, bước cao.
M: Được, hãy xem nếu bạn có thể cho vào các sự đa dạng của hoạt động ví dụ cùng ngồi xuống tay cầm tay, sau đó dần dần đứng lên mà không cần đi, rồi cuối cùng có thể đi nếu bạn thành công.
Thursday, August 13, 2009
Opening Door
Tuyệt vời! Bạn đã nhấn mạnh thử thách tương đối tốt và đã dừng lại ở một thời gian hợp lý để đợi Nem cùng điều chỉnh với bạn – và Nem đã làm như thế. Sự trợ giúp của bạn (khi Nem đang bị phân tâm) là phù hợp và hiệu quả trong việc định hướng lại sự chú ý của Nem quay lại với hoạt động bằng tay. Bạn đã sử dụng giọng điệu và dùng từ nhấn mạnh tốt, đã giữ cho Nem tiếp tục với hoạt động.
Tốt cho bạn khi bạn giữ hoạt động đơn giản. “Đơn giản hơn thì tốt hơn” là câu châm ngôn của chúng ta tại thời điểm này vì mục tiêu của chúng ta là đang muốn xây dựng lòng tin của Nem với bạn, rằng bạn sẽ không ép Nem trong bất cứ hoạt động nào mà ngòai khả năng của Nem hay làm cho Nem không thỏai mái.
Khuôn khổ của hoạt động: cô bé em họ đã làm phân tâm, có thể phải rời bỏ những đìều gây ra sự phân tán. Vẫn nghe thấy tiếng ti vi …
Hand Holding/Massage
Đối với phần đầu tiên của clip này, tôi không nghĩ là Nem có thể nhận ra được nhịp mà bạn đang giới thiệu. Âm thanh rên rỉ mà Nem phát ra xuất phát từ việc Nem lo lắng là Nem không hiểu việc Nem cần phải đang làm. Từ việc thiếu ánh mắt nhìn, tôi có thể thấy là Nem đã không cố gắng lắm để điều chỉnh với bạn. Bạn có thể cần sử dụng một vài mẫu rõ ràng hơn đối với Nem để giúp Nem hiểu.
thực ra mẹ có sự hiểu nhầm ở đây. vì mẹ nghĩ là mục tiêu cùng điều chỉnh nên đã bắt chước 1 video clip của Loris, vấn đề là con Loris ở một trình độ khác, thì không cần xây dựng parttern, mà cùng điều chỉnh luôn :)
ở phần sau thì tốt hơn nhiều, sự cùng điều chỉnh thể hiện ở việc Nem đã có động cơ lớn để làm – Nem đã nhận lại được phần thưởng cho sự hợp tác với bạn. Với thời gian ngắn thì cũng ổn, cho đến khi bạn bắt đầu mất dần đi các thông điệp để xem nếu Nem sẽ vẫn đưa tay/chân ra cho bạn mát xa không – mà không cần phần thưởng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy sự liếc mắt nhiều của Nem ở đây, vì liếc mắt không đòi hỏi để được phần thưởng/ là được mát xa. Nem chỉ cần nghe ra hiệu lệnh bằng lời và đưa người ra. Hãy nhìn xem nếu bạn có thể tiến tới cách làm là đòi hỏi Nem phải nhìn bạn trước khi Nem được bạn mát xa.
--) LÀM LẠI HOẠT ĐỘNG
Điểm lại hoạt động
đợt vừa rồi, mẹ gửi Maisie 8 hoạt động. trong đó hoạt động của mẹ với Nem là 5 hoạt động, hoạt động của bố với Nem là 3 hoạt động.
kết quả thất bại thảm hại:
mẹ thất bại với 4/5 hoạt động
bố oách hơn thất bại 1/3 hoạt động
Như vậy là bố phải làm lại 1 hoạt động: cùng đi bộ
Mẹ sẽ phải làm lại các hoạt động: holding hand, massage, clean table, eating soup.
Vấn đề là kỹ năng & mục tiêu vẫn bị nhầm lẫn !
kết quả thất bại thảm hại:
mẹ thất bại với 4/5 hoạt động
bố oách hơn thất bại 1/3 hoạt động
Như vậy là bố phải làm lại 1 hoạt động: cùng đi bộ
Mẹ sẽ phải làm lại các hoạt động: holding hand, massage, clean table, eating soup.
Vấn đề là kỹ năng & mục tiêu vẫn bị nhầm lẫn !
Eating Soup
Rất tiếc là có 1 số hình ảnh nhạy cảm trong video. Nên mẹ Nem chưa thể post video clip lên đây để rút kinh nghiệm. Mẹ Nem sẽ post video clip lên sau và sẽ invitation mọi người view block vậy! Hiện tại mẹ cháu chưa biết cách làm ;(
Bạn có thể muốn đơn giản hóa hoạt động này để cả bạn và Nem cùng uống một bát súp với nhau. Cả hai mẹ con cùng cầm một cái thìa thôi, và cả hai cùng thay phiên nhau ăn súp. Với tay bạn cầm tay Nem HOH, bạn sẽ có vai trò điều khiển hoạt động của con, và bằng cách này, bạn có thể thực hành việc dừng thìa lại trước khi đưa vào miệng con. Liên hệ hành động với giọng hát có thể nghe rõ được kiểu như “ một cho mẹ… một cho con… một cho mẹ…” v.v.. Một khi con đã thành thạo với hoạt động này (ví dụ bạn không cảm thấy tí gì sự chống đối từ tay con) thì bạn có thể từ từ bỏ TAY HƯỚNG DẪN ra, NHƯNG bạn vẫn giữ điệu hát như là một cách để duy trì vai trò của bạn như là người hướng dẫn. Khi bạn nói “một cho mẹ” Nem cần phải đưa bạn một thìa. Nhưng khi bạn dừng lại trước khi nói “một cho con..” Nem cần dừng việc đưa thìa vào miệng. Sau đó, một khi Nem đã thành thạo với hoạt động này, thì bạn có thể đưa vào chiếc bát thứ hai và xem Nem có thể cùng điều chỉnh với bạn được không mà chỉ sử dụng giọng hát thôi
Khi cũng có vẻ muốn tạo ra trò chơi để chọc ghẹo mẹ, bằng việc ăn súp trước khi mẹ nói (chống lại sự mong muốn của mẹ). Nem cười rúc rích mỗi lần Nem cầm thìa mà không theo sự chỉ dẫn của mẹ, và bạn cũng cười theo Nem một vài lần, điều này có tác dụng khuyến khích trò chơi của Nem. Cố gắng sử dụng biểu lộ nét mặt không hài long một cách cường điệu hóa và âm thanh để giao tiếp với Nem rằng bạn không vui vẻ gì với sự ngu xuẩn của con. Ngược lại, khi Nem đang cùng điều chỉnh một cách phù hợp, nhớ chắc chắn phải NHẤN MẠNH sự hợp tác của Nem “wohhh.. con làm theo mẹ rất hay…”
--) LÀM LẠI HOẠT ĐỘNG
Bạn có thể muốn đơn giản hóa hoạt động này để cả bạn và Nem cùng uống một bát súp với nhau. Cả hai mẹ con cùng cầm một cái thìa thôi, và cả hai cùng thay phiên nhau ăn súp. Với tay bạn cầm tay Nem HOH, bạn sẽ có vai trò điều khiển hoạt động của con, và bằng cách này, bạn có thể thực hành việc dừng thìa lại trước khi đưa vào miệng con. Liên hệ hành động với giọng hát có thể nghe rõ được kiểu như “ một cho mẹ… một cho con… một cho mẹ…” v.v.. Một khi con đã thành thạo với hoạt động này (ví dụ bạn không cảm thấy tí gì sự chống đối từ tay con) thì bạn có thể từ từ bỏ TAY HƯỚNG DẪN ra, NHƯNG bạn vẫn giữ điệu hát như là một cách để duy trì vai trò của bạn như là người hướng dẫn. Khi bạn nói “một cho mẹ” Nem cần phải đưa bạn một thìa. Nhưng khi bạn dừng lại trước khi nói “một cho con..” Nem cần dừng việc đưa thìa vào miệng. Sau đó, một khi Nem đã thành thạo với hoạt động này, thì bạn có thể đưa vào chiếc bát thứ hai và xem Nem có thể cùng điều chỉnh với bạn được không mà chỉ sử dụng giọng hát thôi
Khi cũng có vẻ muốn tạo ra trò chơi để chọc ghẹo mẹ, bằng việc ăn súp trước khi mẹ nói (chống lại sự mong muốn của mẹ). Nem cười rúc rích mỗi lần Nem cầm thìa mà không theo sự chỉ dẫn của mẹ, và bạn cũng cười theo Nem một vài lần, điều này có tác dụng khuyến khích trò chơi của Nem. Cố gắng sử dụng biểu lộ nét mặt không hài long một cách cường điệu hóa và âm thanh để giao tiếp với Nem rằng bạn không vui vẻ gì với sự ngu xuẩn của con. Ngược lại, khi Nem đang cùng điều chỉnh một cách phù hợp, nhớ chắc chắn phải NHẤN MẠNH sự hợp tác của Nem “wohhh.. con làm theo mẹ rất hay…”
--) LÀM LẠI HOẠT ĐỘNG
Cleaning the Table
Độ dài của hoạt động không quan trọng bằng chất lượng của việc tương tác giữa bạn và Nem. Chúng tôi có thể nói chung chung với các phụ huynh rằng hãy giữ cho hoạt động ngắn vì chúng ta luôn muốn có những kết thúc thành công, và kéo dài một hoạt động có thể đồng nghĩa với việc những đổ vỡ sẽ xảy ra.
ở đây một lần nữa, bạn nên đơn giản hơn hoạt động. Đứng phía sau con và để tay bạn lên tay con, rồi cùng lau bàn sử dụng điệu bộ lớn, rất lớn để làm cho những nhịp của hoạt động thật là rõ ràng đối với Nem. Giữ việc sử dụng giọng hát mà bạn đang dùng trong clip, và đưa vào đó một vài sự đa dạng như lau từ trái sang phải, trên và dưới, lau vòng tròn. Sử dụng các từ kéo dài khi thay đổi hướng hoạt động, như là “… tr..ê.. n… và d ..ư ..ơ ..í… vòng và vòng và vòng….. tr .ư. ớ..c và s..a..u…” Bạn có thể nói nếu con đang cùng điều chỉnh khi bạn không cảm nhận tí gì sự chống đối thể hiện qua sức căng từ tay con, khi đó là con đang đoán được nơi mà tay bạn sẽ di tới cùng với cái giẻ lau, và con sẽ cố gắng để cùng chuyển động với tay bạn. Ở lúc này, bạn có thể bỏ tay bạn ra như vai trò của tay người hướng dẫn HOH, và bạn chỉ sử dụng giọng hát để hướng dẫn cho các hoạt động lau bàn của con – con nên phải thay đổi hướng lau bàn cho phù hợp với giọng hát của bạn. Điều đó có nghĩa là khi giọng bạn đổi thành “vòng tròn và vòng tròn…” là con bạn phải bắt đầu lau bàn theo chuyển động hình tròn.
Sau đó bạn có thể xây dựng hoạt động này thành hoạt động làm cùng bên cạnh nhau như là bạn đã làm trong clip này. Nhưng phải là sau khi Nem đã thành thục với hoạt động đơn giản hơn đã.
--) LÀM LẠI HOẠT ĐỘNG, bắt đầu bằng việc ngồi sau Nem & để Nem thành thạo, hiểu ngôn ngữ nói và làm theo. Sau đó mẹ và con có thể làm hoạt động ở 2 vị trí khác nhau
ở đây một lần nữa, bạn nên đơn giản hơn hoạt động. Đứng phía sau con và để tay bạn lên tay con, rồi cùng lau bàn sử dụng điệu bộ lớn, rất lớn để làm cho những nhịp của hoạt động thật là rõ ràng đối với Nem. Giữ việc sử dụng giọng hát mà bạn đang dùng trong clip, và đưa vào đó một vài sự đa dạng như lau từ trái sang phải, trên và dưới, lau vòng tròn. Sử dụng các từ kéo dài khi thay đổi hướng hoạt động, như là “… tr..ê.. n… và d ..ư ..ơ ..í… vòng và vòng và vòng….. tr .ư. ớ..c và s..a..u…” Bạn có thể nói nếu con đang cùng điều chỉnh khi bạn không cảm nhận tí gì sự chống đối thể hiện qua sức căng từ tay con, khi đó là con đang đoán được nơi mà tay bạn sẽ di tới cùng với cái giẻ lau, và con sẽ cố gắng để cùng chuyển động với tay bạn. Ở lúc này, bạn có thể bỏ tay bạn ra như vai trò của tay người hướng dẫn HOH, và bạn chỉ sử dụng giọng hát để hướng dẫn cho các hoạt động lau bàn của con – con nên phải thay đổi hướng lau bàn cho phù hợp với giọng hát của bạn. Điều đó có nghĩa là khi giọng bạn đổi thành “vòng tròn và vòng tròn…” là con bạn phải bắt đầu lau bàn theo chuyển động hình tròn.
Sau đó bạn có thể xây dựng hoạt động này thành hoạt động làm cùng bên cạnh nhau như là bạn đã làm trong clip này. Nhưng phải là sau khi Nem đã thành thục với hoạt động đơn giản hơn đã.
--) LÀM LẠI HOẠT ĐỘNG, bắt đầu bằng việc ngồi sau Nem & để Nem thành thạo, hiểu ngôn ngữ nói và làm theo. Sau đó mẹ và con có thể làm hoạt động ở 2 vị trí khác nhau
Blocks
Điều mà tôi thích nhất về clip này là bố đã không thực sự tập trung vào hoạt động xây dựng khối tháp. Đầu tiên Nem đã không thực sự điều chỉnh và sẽ không ngồi xuống như bố muốn. Bố đã làm một việc tốt là KHÔNG đi theo Nem, mà chỉ cố gắng tự mình rất mời chào Nem; nên rốt cuộc là Nem đã đồng ý ngồi xuống và hợp tác rất tốt với bố.
Khi đứa trẻ trở nên quá khích để hợp tác trong các hoạt động mang tính chất cùng nhau xây dựng (cùng nhau làm gì đó), chúng tôi nói với bố mẹ rằng hãy bắt đầu bằng những nhịp điệu đều đặn, quen thuộc và cực kỳ đơn giản để giúp trẻ lấy lại bình tĩnh hơn trước khi bạn đi vào hoạt động. Đây chính là điều mà bố đã làm khi bố quay lại làm những nhịp điệu bắt chước hết sức đơn giản với Nem, và kết quả là Nem đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều và sẵn sàng hơn để theo bố trong các hoạt động không thể đoán trước được bằng việc xây các tháp cùng nhau. Bố Nem có bản năng tốt !
Imitation w/Dad part 2
Tốt ! Hoạt động này tốt hơn trước nhiều. Tốc độ của bố chậm hơn và hoạt động được đơn giản hóa hơn làm cho hoạt động trở nên dễ dàng hơn với Nem để Nem có thể đồng ý làm theo những gì được yêu cầu. Điều mà tôi đặc biệt thích ở clip này ở chỗ Nem chủ động theo dõi bố trong suốt quãng thời gian. Nem theo dõi bố hơn vì Nem cảm thấy tự tin hơn rằng Nem có thể làm được điều bố đang làm.
Tôi cũng thích cách bố đưa ra sự hướng dẫn/ minh họa cho Nem điều bố muốn Nem làm; sử dụng việc tay cầm tay để Nem tự chạm vào CHÍNH mũi mình cùng lúc bố làm (bố 1 tay tự đưa tay chạm mũi, 1 tay cầm tay Nem chạm mũi Nem). Nhớ rằng bạn phải NHẤN MẠNH thời điểm mà Nem làm thành công việc bạn muốn Nem làm: cười với Nem, chúc mừng và cù Nem một chút. Đảm bảo rằng Nem biết rằng Nem đã thành công và rằng sự tự cùng điều chỉnh với bố/ mẹ có thể là một hành động rất thú vị
Walking
Ở hoạt động này, Nem có cảm giác rất không chắc chắn và không rõ ràng về điều gì được mong đợi ở Nem, Nem thể hiện bằng giọng nói và việc chống đối rõ ràng khi bố cầm tay. Cho các lần sau, cần làm cho các hoạt động thật rõ ràng đối với Nem. Duy nhất chỉ có một lần Nem chủ động nhìn bố là khi bố sử dụng việc cường điệu hóa và giơ chân lên, để chỉ cho Nem thấy điều bố muốn. Tất cả các phần còn lại, tôi không thấy Nem theo dõi/ nhìn bố tí nào. Nem có vẻ cùng điều chỉnh với bố chỉ với các động tác đơn giản dừng lại/ đi và sự đa dạng về hoạt động, do đó Nem có thể làm được việc đó.
Cố gắng sử dụng nhiều hơn cử động được cường điệu hóa để làm rõ hoạt động và chỉ cho Nem thấy điều bạn muốn, và khi Nem thành công trong việc cùng điều chỉnh với bạn, đảm bảo rằng bạn nhấn mạnh đủ nặng cho thành công đó để Nem biết khi Nem làm điều gì đó đúng. Bạn cũng có thể trợ giúp/ giúp đỡ Nem trong quá trình diễn ra hoạt động bằng việc sử dụng điệu hát có lời trong lúc bạn đi, nhắc nhở một cách tinh tế về việc Nem sẽ làm : “bố con mình dắt nhau đi chơi… bố con mình đ..i… ch..ơ..i… … nào mình … bước… LỚN…. )
+Liệu có lý do nào khác làm cho Nem trở nên lo lắng không? Liệu Nem có bị xúc động khi đi ra ngòai phố không? Hoặc vì những tiếng ồn ????
--) Làm lại hoạt động - nhịp rõ - đơn giản hơn - chậm hơn
Preparing Dinner
Không may, chúng tôi cần bạn làm chậm hơn thế nữa. Bạn đã sử dụng quá nhiều từ và không đưa đủ thời gian vào giữa các lời nói. Bạn cũng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác hơi nhanh nên Nem đã không thể hiểu tất cả những gì đang diễn ra.
Tôi nhìn thấy bạn lo lắng, lý do là do bạn chuyển động và bạn nói quá nhanh. Một trong những điều mấu chốt chúng tôi cần luôn luôn nhắc nhở bố mẹ là tránh tập trung vào bài tập/ nhiệm vụ. Vấn đề không phải là làm cho hoạt động đúng hay là làm nhanh, mà nó là việc bố mẹ và con đã có khả năng liên kết tốt với nhau như thế nào trong hoạt động. Trong khoảng 5 phút ban đầu, khi bắt đầu, tốc độ của bạn tốt, khi đó tôi nghĩ là bạn không bị áp lực phải đưa thức ăn cho mọi người. Ở phút 81/2 bạn đã dừng lại đủ lâu để cho phép Nem hoàn thành việc tự đổ bún vào – như thế tốt hơn.
Đừng quá lo lắng về việc đổi vai trò hoạt động ở đây. Sự đa dạng hoạt động chỉ là khả năng chú ý khác nhau trong các nhịp đều đặn của hoạt động để giữ cho hoạt động không trở nên quá tĩnh hoặc có thể đoán trước được. Sự đa dạng hoạt động ở đây không phải là quá tỉ mỉ vì như thế nó sẽ trở thành thử thách. Việc đưa cao/ hay thấp là được và bỏ nhiều thức ăn khác nhau vào một cái bát đã được xem như là sự đa dạng hoạt động. Bạn có thể giữ các đồ ăn ở các vị trí khác nhau (trước mặt con, bên cạnh con, xa hơn 1 chút, etc. ) để khiến con phải với tới các vị trí khác nhau. Bằng cách này, con phải tiếp tục điều khiển bạn để nhìn xem nơi nào con cần phải đưa thìa tới. Bạn có thể cũng thử đưa ra các âm thanh khác nhau khi bạn làm mỗi nhịp, hoặc làm đa dạng tốc độ khi bạn đưa đồ cho con, bạn có thể làm đa dạng vị trí nơi bạn làm hoạt động này hoặc thay đổi ghế nơi con bạn ngồi.
Nem đã cùng điều chỉnh với bạn tương đối tốt, bằng cách cầm thìa và đoán vị trí bạn đặt đồ vào, và sau đó đổ đồ vào bát. ở đoạn cuối clip, Nem đã cầm thìa thậm chí trước cả khi bạn lấy đồ ra. Nem học vai trò của Nem tốt và đã thể hiện nó một cách tự tin, nhưng bạn lại quá nhanh ở thời điểm này để đưa ra yêu cầu với Nem khi Nem chưa làm đủ nhanh. Nem cần thời gian để di chuyển với tốc độ riêng của mình, và bạn nên cho phép Nem có thời gian để hòan thành nó trước khi bạn nhảy vào giúp đỡ Nem.
--) PHẢI CHẬM... CHẬM ...HƠN NỮA ! đây là yếu điểm của mẹ ! từ lần sau.. vừa làm, mẹ sẽ vừa niệm thần chú trong đầu.. chậm.. dừng lại.. nhìn Nem... chậm... dừng lại... nhìn Nem...
Thursday, August 06, 2009
Obstacles Course w Mom
Thực sự tôi thấy vui khi nhìn thấy một vài khoảng khác rất dễ thương của sự tự cùng điều chỉnh của Nem. Ở phút 00:01:55, khi Nem dời xa bạn, và bạn đã bỏ tay Nem và đã đợi cho Nem quay lại (và Nem đã quay lại) điều đó chứng tỏ Nem đã tự cùng điều chỉnh. Đây cũng là một ví dụ tốt về limit setting - đặt ra giới hạn.
Cũng có một khoảng khắc của việc giải quyết thử thách trong quá trình đi qua cầu thăng bằng lần đầu tiên 00:00:58 khi bạn cầm chân bạn và giữ chân cao lên để đợi Nem cùng bỏ chân xuống, và Nem thay vì đó đã ấn đầu gối bạn xuống như là một cách để thiết lập lại nhịp điệu. Đây không phải là ví dụ về sự tự cùng điều chỉnh, mà nó cho thấy khả năng giải quyết vấn đề của Nem.
Bạn cũng chỉ ra một ví dụ tốt của người dẫn và sự tự cùng điều chỉnh trong vòng thứ 2 của hoạt động (00:02:08) khi bạn giơ cao chân lên và giữ chân cao 1 lúc. Nem đã cố bỏ chân xuống nhưng bạn giữ chân cao cho đến khi Nem làm lại và giơ chân cao. Đây chính xác là kiểu hình cùng nhau điều chỉnh mà chúng ta đang mong đợi từ Nem. Nem đã chú ý rằng Nem đã ra khỏi nhịp với bạn và đã có hành động quay trở lại & điều chỉnh với bạn bằng cách lại nhấc chân lên. Chúc mừng hai mẹ con. Tuy nhiên nếu bạn lại gần hơn, bạn sẽ có thể nhìn thấy Nem đặt chân xuống trước khi bạn đặt chân xuống. Cẩn thận BẠN là người đưa ra quyết định đặt chân xuống và NEM là người làm theo sự dẫn dắt của bạn – mà không phải ở hình thức khác. Nem cũng thỉnh thoảng làm theo sự dẫn dắt của bạn, nhưng Nem vẫn chưa chắc chắn tự điều chỉnh. (Nem mất thêm một khoảng thời gian dài hơn để nhận thấy sự tách rời khỏi hoạt động của bạn ở vòng thứ hai qua cầu thăng bằng, nhưng bạn đã làm việc tốt là kiên nhẫn đợi ở đầu cầu với chân giơ lên để đợi cho đến khi Nem nhận ra và tự điều chỉnh mình)
Phải luôn chắc chắn rằng bạn luôn làm cho hoạt động trở nên năng động & không thể đoán trước, để Nem không thể đoán trước được bạn sẽ làm gì tiếp theo. Bạn có thể nhìn thấy Nem bắt đầu dậm mạnh chân trên cầu thăng bằng vì Nem đoán được là bạn sẽ làm như cũ.
Imitation Nem & Daddy
Đúng là Bố chuyển động quá nhanh để Nem có thể kịp làm theo. Bố đưa ra quá nhiều các hoạt động khác nhau và quá nhanh, Nem đang gặp khó khăn lớn để có thể theo kịp. Tưởng tượng nếu có 5 người cùng ném bóng tennis vào đầu bạn với tốc độ nhanh như lửa, bạn có thể có khả năng bắt được quả bóng thứ nhất hoặc thứ 2, nhưng không có cách nào có thể giúp bạn mong rằng bạn có thể bắt được hết bóng. Đơn giản là cơ thể bạn và khả năng tư duy của bạn không đủ để xử lý thông tin cho nhiều bóng cùng lúc. Vậy bạn chỉ cần so sánh với các quả bóng; Nem đang cảm thấy như thế!
ĐÂY LÀ lý do Nem đã không chú ý. Nem đang cảm thấy bị quá tải và đó là cách Nem giải quyết vấn đề đối với sự lo lắng hồi hộp – bằng cách tránh bố hoặc mẹ. Chú ý vào cách Nem phát âm và ánh mắt liếc càng ngày càng nhiều hơn khi mà Nem ngày càng cảm thấy không tự tin, không thành thạo. Về sau này, Nem sẽ học ra rằng cách tốt nhất để tránh những cảm giác của sự không tự tin/ không thoải mái là tránh tiếp xúc với những người này. Nem đang học được rằng: nếu cháu chưa từng thử, thì cháu có thể chưa từng thất bại (mẹ hiểu rằng, Maisie nói Nem đang học được điều là tốt nhất nên lẩn tránh vì nếu Nem không thử, thì Nem không thất bại)
Chúng ta cũng cần phải thận trọng và cẩn thận về mức độ phức tạp của hành động mà chúng ta đang yêu cầu Nem làm. Một vài hành động của bố đưa ra hơi phức tạp. Ví dụ, việc “vỗ tay & đập tay vào nhau” (trò vuốt ve) đòi hỏi Nem không chỉ biết cách phải giơ tay lên đúng lúc, mà phải hiểu rằng Nem cần đập tay đối diện vào tay bố. Nem đã tỏ ra rõ ràng là Nem không có khả năng theo kịp, và khi bố càng tiếp tục làm điều này với Nem, thì chúng ta càng nhìn thấy rõ là Nem trở nên càng lo lắng và chúng ta nghe thấy Nem rên rỉ càng nhiều. Ôi khổ thân Nem quá, mẹ cũng thấy thế, rõ ràng là bố mẹ chưa đưa ra hoạt động phù hợp với trình độ của con.
Bây giờ tôi không muốn nhấn mạnh để cho thấy tất cả hoạt động này đều xấu. Nem đã có vẻ tự điều chỉnh với bố một chút, khi bố và Nem đang làm trò “ấn má” với nhau. Nem muốn đưa má mình ra để tay bố ấn vào: rất dễ thương. Nem cũng tỏ vẻ cảm thấy tự tin trong hoạt động “chạm vào tai” và Nem khởi xướng lại hoạt động này trong lúc hai bố con làm trò “vỗ tay” (có lẽ Nem đã cố gắng quay lại với một cái gì đó mà Nem cảm thấy Nem tự tin & đã làm tốt???) Do đó bài học ở đây là chúng ta cần đơn giản tuyệt đối các hoạt động mà chúng ta làm với Nem, làm chậm lại các hoạt động để Nem có thời gian hiểu là Nem đang được yêu cầu gì, để Nem chuẩn bị cho sự đáp lại, và sau đó là xử lý thông tin để đáp lại bằng hành động. Các hoạt động của bạn cần phải thật rõ ràng, thong thả, có chủ ý… mỗi một hành động mới cần có sự ngắt quãng so với hoạt động cũ. Để Nem trở nên thành thạo với một hoạt động nhỏ trước, sau đó Nem sẽ cảm thấy tự tin và Nem sẽ sẵn lòng tham gia với bạn vào lần sau…
Hãy làm lại hoạt động này, nhưng chỉ lấy ra MỘT hoạt động và thực hành nó, thực hành nó cho đến khi nào Nem nhiểu & thực hiện một cách nhuần nhuyễn.
Obstacles Course
Maisie nhận xét:
Bố cho thấy bố có một vài kỹ năng tốt ở đây. Cách bố làm mang tính chất mời chơi và vui. Bố sử dụng ngôn ngữ không lời hay và bố giúp đỡ Nem rất tốt bằng cách dừng lại và chỉ về phía chân bố để chỉ cho Nem thấy chân nào Nem nên di chuyển tiếp theo.
Tuy nhiên bố vẫn sử dụng lời gợi ý bằng hình thể để hướng dẫn Nem trong suốt quá trình, bố nên sử dụng phương pháp hỗ trợ tinh tế hơn. Ví dụ khi bắt đầu cuộc chơi, bố phải cầm tay hoặc cầm lưng Nem để giữ cho Nem không chuyển động trước bố. Tôi muốn bố thử một vài tín hiệu khác ít chỉ dẫn hơn hay vì chỉ dẫn Nem để giúp Nem nhận ra rằng Nem đang làm không đồng bộ. Bắt đầu với một âm thanh đầy vẻ thất vọng : Uh..Ohhhhhh… để nhấn mạnh rằng con đã để bố lại đằng sau. Nếu việc này không hiệu quả, sử dụng lời nói để nhấn mạnh sự đứt đoạn này : Cộng sự của tôi đâu rồi, anh ta đi mà không có tôi này… và sau đó nói cho con biết nơi con phải đi. Sau đó, thả tay ra và đợi (giống như mẹ đã làm) để hướng dẫn con một cách không lời để đưa Nem trở lại điểm xuất phát đúng. Nếu tất cả các cố gắng khác đều thất bại, thì bạn có thể cho qua, cầm tay con và đưa con quay lại với điểm xuất phát của con.
Mấu chốt ở đây là tôi muốn Nem nhận thức được sự CHÚ Ý khi Nem đi ra khỏi sự đồng bộ với bố. NGHĨ về việc làm thể nào để sửa chữa lại sự ngắt quãng của con, và HÀNH ĐỘNG để con quay lại với sự đồng bộ của bố. Nói cách khác, tôi muốn Nem sử dụng não/ ý chí để Nem tự nhận thức hơn về hành động của mình, không chỉ đơn thuần là phản ứng lại một hời hợt/ không suy nghĩ bất cứ điều gì người khác nói con phải làm.
Lại một lần nữa, cần chắc chắn rằng bạn đang đặt chân bạn xuống trước, và Nem theo sự chỉ dẫn của bạn. Hiện nay trông như Nem chỉ dậm chân xuống cầu thăng bằng và bố làm theo sự chỉ dẫn của Nem. Một phần của bài học này là chúng ta muốn Nem phải học được rằng bố và mẹ là những người chủ trì hoạt động, không phải là Nem.
Friday, July 31, 2009
Skype với Maisie 30/7/09
RDI:
Maisie cho rằng mẹ nhầm mục tiêu. Mục tiêu không phải để Nem làm theo mẹ. Ở giai đoạn này, mục tiêu là làm sao để Nem ở bên mẹ.
Khi mẹ và Nem cùng làm việc gì, phải để Nem tự ý thức bản thân. Để Nem tự làm càng nhiều hoạt động càng tốt, cho dù đó là những hoạt động rất đơn giản. VD: mẹ không bế Nem lên để Nem bay, mà Nem phải tự nhẩy. Việc mẹ bế Nem lên, đã làm mất đi cơ hội để Nem tự nhận thức bản thân. Khi mẹ thay đổi tốc độ hoạt động nhanh hơn, cố gắng để Nem tự thay đổi tốc độ với mẹ.
Không lặp lại hoạt động, vì nếu lặp lại hoạt động quá nhiều, như vậy sẽ không có thử thách mới.
Nên thêm vào nhiều hơn các nhịp điệu, ví dụ 1,2,3 đi, hay 1,2,3,4 tăng tốc
Maisie nói mẹ nên nghĩ đến việc hai mẹ con cùng nhảy dancing
Ở giai đoạn đầu tiên của ‘sự cùng điều chỉnh’ : Nem phải nhận thức & tự nhận ra rằng Nem phản ứng lại hoạt động cùng với mẹ. Nem có thể kiểm soát được hoạt động của mình. Khi hoạt động bị đổ vỡ, Nem sẽ phải tự điều chỉnh. Về phía mẹ, mẹ sẽ quay lại, làm đơn giản hóa hoạt động và không cần cho thêm thử thách.
Bố mẹ nên chơi cùng Nem các hoạt động đơn giản hơn:
- Vừa hát vừa vỗ tay.
- Không nên cho vào sự chuyển động. Vì với hoạt động có sự chuyển động, Nem sẽ chú ý vào hoạt động. Hoạt động sẽ trở nên phức tạp.
- Đi bộ, cầm tay Nem
- Cầm tay nem cùng lên cầu thang. Mẹ đi chậm, Nem phải đi chậm lại. Mẹ tăng tốc, Nem phải đi nhanh.
- Làm việc nhà hàng ngày, nhưng chỉ là các hoạt động cực kỳ đơn giản.
- Nem phải tự nhận thức bản thân.
Maisie nói mẹ cần xem conference webinar của April Jullia – webinar on co-regulation – về sự cùng điều chỉnh.
Đối với Nem, khi Nem tham gia hoạt động, thì Nem phối hợp tốt hơn so với trước đây. Maisie nói mẹ phải cẩn thận, khi Nem trở nên thành thạo cái gì, thì Nem sẽ rất dễ vượt mặt mẹ & Nem sẽ điều khiển mẹ.
Khi tham gia hoạt động, mẹ cần nói lên những thay đổi để Nem biết. Ví dụ: nào mình cùng dừng, tăng tốc nhé, chậm lại thôi. Vấn đề là bố mẹ - là người dẫn - phải điều khiển sự đa dạng của hoạt động. Cho thêm vào các biến đổi của hoạt động. Để hoạt động không bao giờ là tĩnh. Tốc độ cần chậm lại và nghĩ đến các khả năng biến đổi của hoạt động. Khi hoạt động bị biến đổi, Nem sẽ phải nhìn lên bố/ mẹ để tham khảo ý kiến.
Mẹ nói chuyện với Maisie về việc bố chưa thực sự muốn làm triệt để RDI. Bố nghĩ là RDI chưa giúp được gì cho Nem và Nem khó mà tiến bộ được. Maisie nói, nếu mang video clip cũ & so sánh với video clips mới thì mới thấy được sự khác biệt. Mẹ đồng ý với Masie. Mẹ đồng ý là sự tiến bộ của Nem thời gian đầu nhanh, bây giờ hơi bị chững. Có thể do mẹ mới đi làm, nên không dành nhiều thời gian cho Nem.
Bài tập Mission Review là bài mẹ thấy khó nhất. Phải tưởng tượng ra khoảng khắc của con & điều mẹ mong đợi ở con sau 2 năm 5 năm, 10 năm nữa…. Mẹ nói với Maisie là mẹ còn chưa thể tưởng tượng ra tương lai thế nào. Maisie nói có thể làm cho 2 năm thôi cũng được…
PECS:
Maisie muốn mẹ sử dụng PECS nhiều hơn, sử dụng PECS khi Nem muốn đi chơi: ví dụ đi siêu thị, đi ô tô, đi chơi ra ngoài. Vào siêu thị dùng PECS để đi tìm mua đồ.
PECS chỉ dùng cho Nem, không dùng cho mẹ. Vì mẹ hỏi Maisie là mẹ có nên sử dụng PECS để biểu đạt ý mẹ muốn không? Maisie nói là không cần thiết. Mẹ chỉ cần nói ra điều mẹ muốn là được rồi. Mẹ hiểu là PECS để dùng cho Nem & khuyến khích Nem sử dụng công cụ để giao tiếp.
ORAL MOTOR
Để tăng khả năng nói của Nem, Maisie cho rằng Nem có thể cần làm các bài tập & vận động khoang miệng, kết hợp với PECS.
Maisie cho rằng mẹ nhầm mục tiêu. Mục tiêu không phải để Nem làm theo mẹ. Ở giai đoạn này, mục tiêu là làm sao để Nem ở bên mẹ.
Khi mẹ và Nem cùng làm việc gì, phải để Nem tự ý thức bản thân. Để Nem tự làm càng nhiều hoạt động càng tốt, cho dù đó là những hoạt động rất đơn giản. VD: mẹ không bế Nem lên để Nem bay, mà Nem phải tự nhẩy. Việc mẹ bế Nem lên, đã làm mất đi cơ hội để Nem tự nhận thức bản thân. Khi mẹ thay đổi tốc độ hoạt động nhanh hơn, cố gắng để Nem tự thay đổi tốc độ với mẹ.
Không lặp lại hoạt động, vì nếu lặp lại hoạt động quá nhiều, như vậy sẽ không có thử thách mới.
Nên thêm vào nhiều hơn các nhịp điệu, ví dụ 1,2,3 đi, hay 1,2,3,4 tăng tốc
Maisie nói mẹ nên nghĩ đến việc hai mẹ con cùng nhảy dancing
Ở giai đoạn đầu tiên của ‘sự cùng điều chỉnh’ : Nem phải nhận thức & tự nhận ra rằng Nem phản ứng lại hoạt động cùng với mẹ. Nem có thể kiểm soát được hoạt động của mình. Khi hoạt động bị đổ vỡ, Nem sẽ phải tự điều chỉnh. Về phía mẹ, mẹ sẽ quay lại, làm đơn giản hóa hoạt động và không cần cho thêm thử thách.
Bố mẹ nên chơi cùng Nem các hoạt động đơn giản hơn:
- Vừa hát vừa vỗ tay.
- Không nên cho vào sự chuyển động. Vì với hoạt động có sự chuyển động, Nem sẽ chú ý vào hoạt động. Hoạt động sẽ trở nên phức tạp.
- Đi bộ, cầm tay Nem
- Cầm tay nem cùng lên cầu thang. Mẹ đi chậm, Nem phải đi chậm lại. Mẹ tăng tốc, Nem phải đi nhanh.
- Làm việc nhà hàng ngày, nhưng chỉ là các hoạt động cực kỳ đơn giản.
- Nem phải tự nhận thức bản thân.
Maisie nói mẹ cần xem conference webinar của April Jullia – webinar on co-regulation – về sự cùng điều chỉnh.
Đối với Nem, khi Nem tham gia hoạt động, thì Nem phối hợp tốt hơn so với trước đây. Maisie nói mẹ phải cẩn thận, khi Nem trở nên thành thạo cái gì, thì Nem sẽ rất dễ vượt mặt mẹ & Nem sẽ điều khiển mẹ.
Khi tham gia hoạt động, mẹ cần nói lên những thay đổi để Nem biết. Ví dụ: nào mình cùng dừng, tăng tốc nhé, chậm lại thôi. Vấn đề là bố mẹ - là người dẫn - phải điều khiển sự đa dạng của hoạt động. Cho thêm vào các biến đổi của hoạt động. Để hoạt động không bao giờ là tĩnh. Tốc độ cần chậm lại và nghĩ đến các khả năng biến đổi của hoạt động. Khi hoạt động bị biến đổi, Nem sẽ phải nhìn lên bố/ mẹ để tham khảo ý kiến.
Mẹ nói chuyện với Maisie về việc bố chưa thực sự muốn làm triệt để RDI. Bố nghĩ là RDI chưa giúp được gì cho Nem và Nem khó mà tiến bộ được. Maisie nói, nếu mang video clip cũ & so sánh với video clips mới thì mới thấy được sự khác biệt. Mẹ đồng ý với Masie. Mẹ đồng ý là sự tiến bộ của Nem thời gian đầu nhanh, bây giờ hơi bị chững. Có thể do mẹ mới đi làm, nên không dành nhiều thời gian cho Nem.
Bài tập Mission Review là bài mẹ thấy khó nhất. Phải tưởng tượng ra khoảng khắc của con & điều mẹ mong đợi ở con sau 2 năm 5 năm, 10 năm nữa…. Mẹ nói với Maisie là mẹ còn chưa thể tưởng tượng ra tương lai thế nào. Maisie nói có thể làm cho 2 năm thôi cũng được…
PECS:
Maisie muốn mẹ sử dụng PECS nhiều hơn, sử dụng PECS khi Nem muốn đi chơi: ví dụ đi siêu thị, đi ô tô, đi chơi ra ngoài. Vào siêu thị dùng PECS để đi tìm mua đồ.
PECS chỉ dùng cho Nem, không dùng cho mẹ. Vì mẹ hỏi Maisie là mẹ có nên sử dụng PECS để biểu đạt ý mẹ muốn không? Maisie nói là không cần thiết. Mẹ chỉ cần nói ra điều mẹ muốn là được rồi. Mẹ hiểu là PECS để dùng cho Nem & khuyến khích Nem sử dụng công cụ để giao tiếp.
ORAL MOTOR
Để tăng khả năng nói của Nem, Maisie cho rằng Nem có thể cần làm các bài tập & vận động khoang miệng, kết hợp với PECS.
Sunday, June 28, 2009
một ngày tương đối thành công với RDI
Mẹ ghi nhận sự tiến bộ của Nem:
- Nem đã biết chơi trốn tìm với anh Nhím khi cả nhà ở trong phòng massage tập thể ở Xiem Riep :)
- Cả chuyến đi, Nem thỉnh thoảng lại ra ôm hôn anh Nhím, nhất là trên xe buýt.
- 10 ngày vừa rồi cả nhà đi du lịch, mẹ không có thời gian làm RDI cho Nem. Mẹ đã rất lo. Tuy nhiên, sáng nay Nem đã rất hợp tác.
- Nem cũng dễ chấp nhận hơn nếu có điều kiện và đặt ra giới hạn ngay từ đầu.
Thế nhưng Nem có nhược điểm là:
- rất bám mẹ... có lẽ do Nem dạo này liên kết với mẹ nhiều hơn qua các hoạt động RDI
- rất hay hét khi không hài lòng: vấn đề về ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp, mẹ vẫn chưa giải quyết được cho Nem. Mẹ trông chờ vào PECS trong thời gian tới.
Các hoạt động mình làm cùng nhau:
1. Cắt thanh long. Ban đầu, Nem muốn điều khiển mẹ và muốn dùng dao một mình. Nhưng mẹ không cho phép.
2. Sau đó mình cùng cắt thanh long cho vào bát. Mẹ nghĩ là mẹ làm nhanh quá, vì mẹ sợ Nem chóng chán. Mẹ sẽ rút kinh nghiệm làm chậm hơn, để Nem tham gia nhiều hơn.
3. Cho thanh long từ bát vào cốc xay sinh tố. Mẹ con mình đã đổi vai trò cho nhau: người đưa, người hứng.
1. Rót nước Thanh long cho vào cốc. Nem bị phân tán bởi hộp màu nước. Do đó Nem đã không tham gia.
2. Nem giúp mẹ bỏ chung đồ bẩn vào nhau
3. Rồi mẹ bế Nem đưa đồ bẩn ra chậu rửa. Mẹ đã rút kinh nghiệm từ lần trước, là đưa nhiệm vụ dễ làm cho Nem: rút ngắn khoảng cách, không yêu cầu Nem tự mang đồ bẩn ra chậu rửa mà mẹ phải bế Nem đi cùng :) = đơn giản hóa hoạt động
4. Nem cùng tham gia với mẹ là bỏ đồ bẩn vào chậu rửa
1. Ban đầu Nem đóng vai trò là người đứng xem, mẹ tạo ra các âm thanh khác nhau để làm cho hoạt động hấp dẫn, thu hút sự chú ý của Nem = mời chào; Khi xem lại clip mẹ thấy mình như một con rối :D
Buồn cười nhất là Nem buồn tè, nhưng vì hoạt động hấp dẫn quá nên Nem quên luôn & nhịn tè luôn :D
2. Nem giúp mẹ xếp đồ sạch sau khi rửa lên giá, mẹ đã không dùng từ sai khiến hay yêu cầu gì - giao tiếp năng động - Thỉnh thoảng, mẹ giải thích cho Nem là mẹ đang rửa bát, hay xong rồi - nói ra suy nghĩ của mình - ngôn ngữ bày tỏ.
3. Cuối cùng, mẹ khuyến khích Nem rửa tay. Nhưng Nem từ chối, mẹ nghĩ là khoảng cách tu ghế đến vòi nước hơi xa nên mẹ bỏ cuộc.
So với trước đây, thì việc Nem chịu tham gia vào các hoạt động là một tiến bộ đáng kể :D mẹ rất vui. Hôm nay là một ngày may mắn !
- Nem đã biết chơi trốn tìm với anh Nhím khi cả nhà ở trong phòng massage tập thể ở Xiem Riep :)
- Cả chuyến đi, Nem thỉnh thoảng lại ra ôm hôn anh Nhím, nhất là trên xe buýt.
- 10 ngày vừa rồi cả nhà đi du lịch, mẹ không có thời gian làm RDI cho Nem. Mẹ đã rất lo. Tuy nhiên, sáng nay Nem đã rất hợp tác.
- Nem cũng dễ chấp nhận hơn nếu có điều kiện và đặt ra giới hạn ngay từ đầu.
Thế nhưng Nem có nhược điểm là:
- rất bám mẹ... có lẽ do Nem dạo này liên kết với mẹ nhiều hơn qua các hoạt động RDI
- rất hay hét khi không hài lòng: vấn đề về ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp, mẹ vẫn chưa giải quyết được cho Nem. Mẹ trông chờ vào PECS trong thời gian tới.
Các hoạt động mình làm cùng nhau:
1. Cắt thanh long. Ban đầu, Nem muốn điều khiển mẹ và muốn dùng dao một mình. Nhưng mẹ không cho phép.
2. Sau đó mình cùng cắt thanh long cho vào bát. Mẹ nghĩ là mẹ làm nhanh quá, vì mẹ sợ Nem chóng chán. Mẹ sẽ rút kinh nghiệm làm chậm hơn, để Nem tham gia nhiều hơn.
3. Cho thanh long từ bát vào cốc xay sinh tố. Mẹ con mình đã đổi vai trò cho nhau: người đưa, người hứng.
1. Rót nước Thanh long cho vào cốc. Nem bị phân tán bởi hộp màu nước. Do đó Nem đã không tham gia.
2. Nem giúp mẹ bỏ chung đồ bẩn vào nhau
3. Rồi mẹ bế Nem đưa đồ bẩn ra chậu rửa. Mẹ đã rút kinh nghiệm từ lần trước, là đưa nhiệm vụ dễ làm cho Nem: rút ngắn khoảng cách, không yêu cầu Nem tự mang đồ bẩn ra chậu rửa mà mẹ phải bế Nem đi cùng :) = đơn giản hóa hoạt động
4. Nem cùng tham gia với mẹ là bỏ đồ bẩn vào chậu rửa
1. Ban đầu Nem đóng vai trò là người đứng xem, mẹ tạo ra các âm thanh khác nhau để làm cho hoạt động hấp dẫn, thu hút sự chú ý của Nem = mời chào; Khi xem lại clip mẹ thấy mình như một con rối :D
Buồn cười nhất là Nem buồn tè, nhưng vì hoạt động hấp dẫn quá nên Nem quên luôn & nhịn tè luôn :D
2. Nem giúp mẹ xếp đồ sạch sau khi rửa lên giá, mẹ đã không dùng từ sai khiến hay yêu cầu gì - giao tiếp năng động - Thỉnh thoảng, mẹ giải thích cho Nem là mẹ đang rửa bát, hay xong rồi - nói ra suy nghĩ của mình - ngôn ngữ bày tỏ.
3. Cuối cùng, mẹ khuyến khích Nem rửa tay. Nhưng Nem từ chối, mẹ nghĩ là khoảng cách tu ghế đến vòi nước hơi xa nên mẹ bỏ cuộc.
So với trước đây, thì việc Nem chịu tham gia vào các hoạt động là một tiến bộ đáng kể :D mẹ rất vui. Hôm nay là một ngày may mắn !
Monday, June 22, 2009
Không chỉ là không bỏ cuộc - thêm nữa là đơn giản hóa hoạt động
Sau khi xem xong băng video mẹ quay - hoạt động mà mẹ phải đợi Nem đến 50 phút-, Maisie đã viết 1 thư dài giải thích, làm cho mẹ bây giờ mới hiểu ra vấn đề: vẫn phải duy trì hoạt động - nhưng dưới dạng đơn giản hóa tối đa :) Mẹ dịch thư Maisie viết như sau:
Tôi rất cảm kích sự kiên nhẫn và những cố gắng từ phía bạn, và bạn đã làm một công việc tuyệt vời là xử lý các tình huống khác nhau đối với các hành vi chống đối rất khác nhau của trẻ. Tôi vui mừng khi nhìn thấy bạn không bỏ cuộc và đã không chú ý đến các hành vi của Chí (đập đầu, kêu gào, v.v..) hoặc là để Nem kiểm soát hoạt động. Việc làm thế nào để Chí trở thành một người học việc giỏi là để cháu nhận thấy rằng: bất kể việc Chí chống đối như thế nào, thì mẹ cũng KHÔNG bỏ cuộc. Sẽ mất một vài lần tương tự như thế để Chí hiểu bài tập này, và một khi Chí học được rằng những hành vi chống đối không có hiệu quả, thì những hành vi chống đối sẽ dần dịu đi.
Để nói như thế, bạn nên cảm thấy thoải mái khi giữ Chi nếu Chí trở nên quá đáng với bạn. Ở trong video clip, khi mà Chí bắt đầu dùng người đập vào bạn, bạn nên giận giữ với Chí và kiên quyết làm cho Chí biết rằng bằng cách đánh bạn dưới bất cứ hình thức nào thì đều KHÔNG chấp nhận được. Đây là một phần quan trọng của việc đặt ra giới hạn và là chìa khóa để thiết lập vai trò của bạn như là người dậy/ hướng dẫn. Đấy là hành vi chống đối và không nên cho phép Chí học được rằng bằng cách dùng người đập vào bạn, Chí có thể có được cái cháu muốn. Chúng ta không muốn Chí thực hành kiểu hành vi này nhiều ở sân trường hoặc với những người bạn khác.
Một kỹ thuật mà chúng tôi thường khuyên để đối phó với những hành vi tương tự được gọi là “Dừng hành động lại”, chỉ đơn giản là bạn dừng lại bất kể bạn đang làm gì, và chỉ đợi đến khi bạn, người hướng dẫn sẵn sàng cho Chí thử lại lần nữa. Bạn không làm gì cả. Chỉ ở cạnh bên nhau không có gì. Chí không được phép dời xa bạn, nhưng hơn thế bạn không làm gì cả. Thông điệp mà bạn cố gắng để truyền đạt ở đây là “Mẹ là người điều khiển hoạt động này, và mẹ sẵn sàng đợi cho đến khi con chịu làm việc với mẹ…” Một khi Chí có lại được vai trò điều khiển & cùng hợp tác, thì bạn cho Chí làm một hoặc hai hành động/ nhịp lặp lại, và rồi bạn kết thúc hoạt động. Bằng cách này, Chí sẽ thành công dưới sự hướng dẫn của bạn và hoạt động kết thúc trước đó, nhưng ở vai trò quyết định CỦA BẠN, không phải ở con bạn.
Nếu con bạn có vấn đề về việc giữ bình tĩnh hay lấy lại bình tĩnh, bạn có thể muốn áp dụng một vài hành động đơn giản với con (như đung đưa trước sau, nhún nhẩy bằng đầu gối) để giúp làm dịu tính khí của con. Về phía cuối và ngay trước khi bạn tắt camera, bạn đã làm một việc tốt là đưa ra một hoạt động đơn giản với Chí để giúp Chí vượt qua thời gian của tình trạng không hợp tác. Chỉ với một hoạt động đơn giản nhắc lại việc đập tay vào nhau, bạn đang giúp phá bỏ sự chống đối của con và giúp con làm quen với ý tưởng cùng điều chỉnh với bạn. Bạn có thể phải tiếp tục làm như thế thêm một vài phút nữa, và sau đó cố gắng giới thiệu lại một dạng đơn giản hóa của hoạt động (chuyển một vật từ điểm này đến điểm khác, như mô tả phía dưới). Khi đó, tôi nghĩ là Chí sẽ quên là Chí vừa cố gắng chống đối lại bạn, và có thể sẽ hợp tác với nhiệm vụ bạn đưa ra. Không may, bằng cách từ bỏ hoạt động như bạn đã làm, bài học chúng ta dạy con là “chống đối mẹ có hiệu lực!” và Chí chỉ cần chống đối cho thời gian đủ dài là mẹ sẽ cho phép Chí từ bỏ nhiệm vụ.
Lời khuyên tiếp theo của tôi là bạn có thể cần phải đơn giản hóa nội dung của hoạt động, và giảm những yêu cầu đưa ra đối với Chí. Bỏ đi các yếu tố Chí phải di chuyển từ bàn đến bếp trước khi bắt đầu nhiệm vụ, và chỉ đơn giản để Chí vẫn ngồi ở bàn, và chỉ cần di chuyển một hoặc 2 vật từ một điểm này đến 1 điểm khác. Cố gắng để Chí di chuyển chỉ 2 cái đĩa từ bàn, ở trong khay, và sau đó kết thúc hoạt động. (mẹ đã đưa ra nhiệm vụ hơi phức tạp: Nem bê cùng mẹ khay bát bẩn từ bàn ăn ra bếp) Mục tiêu ở đây là để có tương tác thành công, mà trong đó Chí có thể thực hiện tốt dưới sự hướng dẫn/ dìu dắt của bạn. Không quan trọng là hoạt động đó nhỏ hay ngắn như thế nào, chỉ khi đó Chí sẽ biết là Chí đã làm việc gì đó dưới sự hướng dẫn của mẹ và Chí đã thành công.
Tôi rất cảm kích sự kiên nhẫn và những cố gắng từ phía bạn, và bạn đã làm một công việc tuyệt vời là xử lý các tình huống khác nhau đối với các hành vi chống đối rất khác nhau của trẻ. Tôi vui mừng khi nhìn thấy bạn không bỏ cuộc và đã không chú ý đến các hành vi của Chí (đập đầu, kêu gào, v.v..) hoặc là để Nem kiểm soát hoạt động. Việc làm thế nào để Chí trở thành một người học việc giỏi là để cháu nhận thấy rằng: bất kể việc Chí chống đối như thế nào, thì mẹ cũng KHÔNG bỏ cuộc. Sẽ mất một vài lần tương tự như thế để Chí hiểu bài tập này, và một khi Chí học được rằng những hành vi chống đối không có hiệu quả, thì những hành vi chống đối sẽ dần dịu đi.
Để nói như thế, bạn nên cảm thấy thoải mái khi giữ Chi nếu Chí trở nên quá đáng với bạn. Ở trong video clip, khi mà Chí bắt đầu dùng người đập vào bạn, bạn nên giận giữ với Chí và kiên quyết làm cho Chí biết rằng bằng cách đánh bạn dưới bất cứ hình thức nào thì đều KHÔNG chấp nhận được. Đây là một phần quan trọng của việc đặt ra giới hạn và là chìa khóa để thiết lập vai trò của bạn như là người dậy/ hướng dẫn. Đấy là hành vi chống đối và không nên cho phép Chí học được rằng bằng cách dùng người đập vào bạn, Chí có thể có được cái cháu muốn. Chúng ta không muốn Chí thực hành kiểu hành vi này nhiều ở sân trường hoặc với những người bạn khác.
Một kỹ thuật mà chúng tôi thường khuyên để đối phó với những hành vi tương tự được gọi là “Dừng hành động lại”, chỉ đơn giản là bạn dừng lại bất kể bạn đang làm gì, và chỉ đợi đến khi bạn, người hướng dẫn sẵn sàng cho Chí thử lại lần nữa. Bạn không làm gì cả. Chỉ ở cạnh bên nhau không có gì. Chí không được phép dời xa bạn, nhưng hơn thế bạn không làm gì cả. Thông điệp mà bạn cố gắng để truyền đạt ở đây là “Mẹ là người điều khiển hoạt động này, và mẹ sẵn sàng đợi cho đến khi con chịu làm việc với mẹ…” Một khi Chí có lại được vai trò điều khiển & cùng hợp tác, thì bạn cho Chí làm một hoặc hai hành động/ nhịp lặp lại, và rồi bạn kết thúc hoạt động. Bằng cách này, Chí sẽ thành công dưới sự hướng dẫn của bạn và hoạt động kết thúc trước đó, nhưng ở vai trò quyết định CỦA BẠN, không phải ở con bạn.
Nếu con bạn có vấn đề về việc giữ bình tĩnh hay lấy lại bình tĩnh, bạn có thể muốn áp dụng một vài hành động đơn giản với con (như đung đưa trước sau, nhún nhẩy bằng đầu gối) để giúp làm dịu tính khí của con. Về phía cuối và ngay trước khi bạn tắt camera, bạn đã làm một việc tốt là đưa ra một hoạt động đơn giản với Chí để giúp Chí vượt qua thời gian của tình trạng không hợp tác. Chỉ với một hoạt động đơn giản nhắc lại việc đập tay vào nhau, bạn đang giúp phá bỏ sự chống đối của con và giúp con làm quen với ý tưởng cùng điều chỉnh với bạn. Bạn có thể phải tiếp tục làm như thế thêm một vài phút nữa, và sau đó cố gắng giới thiệu lại một dạng đơn giản hóa của hoạt động (chuyển một vật từ điểm này đến điểm khác, như mô tả phía dưới). Khi đó, tôi nghĩ là Chí sẽ quên là Chí vừa cố gắng chống đối lại bạn, và có thể sẽ hợp tác với nhiệm vụ bạn đưa ra. Không may, bằng cách từ bỏ hoạt động như bạn đã làm, bài học chúng ta dạy con là “chống đối mẹ có hiệu lực!” và Chí chỉ cần chống đối cho thời gian đủ dài là mẹ sẽ cho phép Chí từ bỏ nhiệm vụ.
Lời khuyên tiếp theo của tôi là bạn có thể cần phải đơn giản hóa nội dung của hoạt động, và giảm những yêu cầu đưa ra đối với Chí. Bỏ đi các yếu tố Chí phải di chuyển từ bàn đến bếp trước khi bắt đầu nhiệm vụ, và chỉ đơn giản để Chí vẫn ngồi ở bàn, và chỉ cần di chuyển một hoặc 2 vật từ một điểm này đến 1 điểm khác. Cố gắng để Chí di chuyển chỉ 2 cái đĩa từ bàn, ở trong khay, và sau đó kết thúc hoạt động. (mẹ đã đưa ra nhiệm vụ hơi phức tạp: Nem bê cùng mẹ khay bát bẩn từ bàn ăn ra bếp) Mục tiêu ở đây là để có tương tác thành công, mà trong đó Chí có thể thực hiện tốt dưới sự hướng dẫn/ dìu dắt của bạn. Không quan trọng là hoạt động đó nhỏ hay ngắn như thế nào, chỉ khi đó Chí sẽ biết là Chí đã làm việc gì đó dưới sự hướng dẫn của mẹ và Chí đã thành công.
Monday, June 15, 2009
Suy nghĩ về việc ứng xử với sự chống đối của trẻ.
Rethinking Our Response to Resistance
Lược dịch từ bài giới thiệu của Janice Guice 4-25-08
Các dạng chống đối có thể là: đánh, đá, cắn, ngã ra sàn, nói nhiều không dứt, chạy trốn, vứt đồ, thét, bám vào người bố/ mẹ, nằm ì ra, không chịu nói, hát, nhại lời thoại của video/ phim/ truyện, làm theo ý mình, nằng nặc đòi làm theo quy trình như lúc bắt đầu, cười, khóc, tức giận, nói về hoạt động khác để thay thế, rên rỉ, kêu đói khát đau hay mệt, nhìn trông chán nản, làm nũng hoặc cố tỏ vẻ để được yêu mến, yêu cầu các hoạt động giải trí lặp lại (làm cho buồn cười, tỏ vẻ vui hơn)..
Có hai dạng chống đối ở trẻ:
- Chống đối chủ động: trẻ tham gia vào hoạt động có chủ ý để chống đối. (làm trái ngược lại ý bố/mẹ là 1 ví dụ)
- Chống đối bị động: trẻ không làm gì cả
“Khi bố mẹ nhìn thấy vấn đề của trẻ như là một cơ hội để xây dựng mối quan hệ thay vì nghĩ đó là một điều xấu, nặng nề & phiền toái; Điều này sẽ hoàn toàn thay đổi mối quan tương tác giữa bố mẹ và trẻ một cách tự nhiên. Bố mẹ trở nên sẵn lòng, có thiện ý hơn, thậm chí phấn khích, về sự hiểu sâu sắc và giúp đỡ con họ nhiều hơn…” (Stephen Covey) _ Bố Long cần đọc chỗ này :)
“Sự chống đối là những cơ hội để xây dựng mối quan hệ với con bạn”
“Kiên nhẫn không phải là thụ động, trái lại, nó là chủ động, là sức mạnh được tập trung” (Edward G. Bulwer-Lytton)
“Kiên nhẫn là chờ đợi, không phải là chờ đợi 1 cách thụ động. Đó là sự lười biếng, nhưng vẫn tiếp tục khi sự việc đang trở nên khó khăn và cần chậm lại – đấy là sự kiên nhẫn” – quan trọng là không bỏ cuộc :)
Khi trẻ tự kỷ phải đối mặt với những điều không chắc chắn, giống như mọi người khác trẻ sẽ phản ứng để có được cảm giác tự tin của bản thân. Điều này thường diễn ra dưới dạng là sự chống đối để đáp lại sự phức tạp, những điều mới lạ.
Để đạt được cảm giác tự tin, làm chủ, trẻ thường:
- Lái sang tình huống tĩnh & quen thuộc nơi cảm giác làm chủ sẽ dễ dàng đạt được
- Trở nên bối rối và hoặc không có thời gian để xử lý luồng thông tin liên tục
- Thất bị trong việc nhận thức vai trò của mình hoặc cơ hội để tham gia
- Lo lắng
Những rào cản từ phía bố mẹ, nơi mà có thể làm gia tăng sự chống đối
- Mong muốn “đạt được” hơn là “hướng dẫn” con
- Tốc độ làm nhanh
- Nói quá nhiều
- Ra lệnh/ đòi hỏi quá nhiều
- Nhiệm vụ đặt ra không phù hợp với khả năng trẻ
- Nhượng bộ
- Phản ứng mạnh với sự chống đối của trẻ
- Lo lắng
- Bị phân tán bởi môi trường
Chuyển từ sự chống đối sang sự tham gia có hướng dẫn (quá trình dìu dắt con thâm nhập cuộc sống). Khi đối mặt với sự chống đối cần:
- Thở CHẬM
- Kiểm soát biểu hiện nét mặt & nhịp tim đập :)
- Yên lặng chờ đợi ! với câu trả lời trung lập (không thúc ép con)
- Duy trì khoảng cách gần, có thể cần phải cầm tay trẻ
- Đợi cho đến khi trẻ tự chuyển hướng sang bạn, không quan trọng thời gian sẽ mất bao lâu. Điều này làm sáng tỏ: hoạt động không phải là quan trọng, quan trọng là con hợp tác và không bỏ đi :)
- Xem xét xem điều gì vừa xảy ra làm giảm cảm giác tự tin của con (tình huống bị gia tăng phức tạp quá chăng? tốc độ bị tăng lên ?, v.v..)
- Quay lại một bước nơi bạn vừa thực hiện – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG VIỆC
Khi trẻ cho thấy các dấu hiệu sẵn sàng tham gia học việc, mời trẻ tham gia với bạn hoặc bắt đầu một hoạt động đơn giản có nhịp điệu & sự cùng điều chỉnh đơn giản.
Lược dịch từ bài giới thiệu của Janice Guice 4-25-08
Các dạng chống đối có thể là: đánh, đá, cắn, ngã ra sàn, nói nhiều không dứt, chạy trốn, vứt đồ, thét, bám vào người bố/ mẹ, nằm ì ra, không chịu nói, hát, nhại lời thoại của video/ phim/ truyện, làm theo ý mình, nằng nặc đòi làm theo quy trình như lúc bắt đầu, cười, khóc, tức giận, nói về hoạt động khác để thay thế, rên rỉ, kêu đói khát đau hay mệt, nhìn trông chán nản, làm nũng hoặc cố tỏ vẻ để được yêu mến, yêu cầu các hoạt động giải trí lặp lại (làm cho buồn cười, tỏ vẻ vui hơn)..
Có hai dạng chống đối ở trẻ:
- Chống đối chủ động: trẻ tham gia vào hoạt động có chủ ý để chống đối. (làm trái ngược lại ý bố/mẹ là 1 ví dụ)
- Chống đối bị động: trẻ không làm gì cả
“Khi bố mẹ nhìn thấy vấn đề của trẻ như là một cơ hội để xây dựng mối quan hệ thay vì nghĩ đó là một điều xấu, nặng nề & phiền toái; Điều này sẽ hoàn toàn thay đổi mối quan tương tác giữa bố mẹ và trẻ một cách tự nhiên. Bố mẹ trở nên sẵn lòng, có thiện ý hơn, thậm chí phấn khích, về sự hiểu sâu sắc và giúp đỡ con họ nhiều hơn…” (Stephen Covey) _ Bố Long cần đọc chỗ này :)
“Sự chống đối là những cơ hội để xây dựng mối quan hệ với con bạn”
“Kiên nhẫn không phải là thụ động, trái lại, nó là chủ động, là sức mạnh được tập trung” (Edward G. Bulwer-Lytton)
“Kiên nhẫn là chờ đợi, không phải là chờ đợi 1 cách thụ động. Đó là sự lười biếng, nhưng vẫn tiếp tục khi sự việc đang trở nên khó khăn và cần chậm lại – đấy là sự kiên nhẫn” – quan trọng là không bỏ cuộc :)
Khi trẻ tự kỷ phải đối mặt với những điều không chắc chắn, giống như mọi người khác trẻ sẽ phản ứng để có được cảm giác tự tin của bản thân. Điều này thường diễn ra dưới dạng là sự chống đối để đáp lại sự phức tạp, những điều mới lạ.
Để đạt được cảm giác tự tin, làm chủ, trẻ thường:
- Lái sang tình huống tĩnh & quen thuộc nơi cảm giác làm chủ sẽ dễ dàng đạt được
- Trở nên bối rối và hoặc không có thời gian để xử lý luồng thông tin liên tục
- Thất bị trong việc nhận thức vai trò của mình hoặc cơ hội để tham gia
- Lo lắng
Những rào cản từ phía bố mẹ, nơi mà có thể làm gia tăng sự chống đối
- Mong muốn “đạt được” hơn là “hướng dẫn” con
- Tốc độ làm nhanh
- Nói quá nhiều
- Ra lệnh/ đòi hỏi quá nhiều
- Nhiệm vụ đặt ra không phù hợp với khả năng trẻ
- Nhượng bộ
- Phản ứng mạnh với sự chống đối của trẻ
- Lo lắng
- Bị phân tán bởi môi trường
Chuyển từ sự chống đối sang sự tham gia có hướng dẫn (quá trình dìu dắt con thâm nhập cuộc sống). Khi đối mặt với sự chống đối cần:
- Thở CHẬM
- Kiểm soát biểu hiện nét mặt & nhịp tim đập :)
- Yên lặng chờ đợi ! với câu trả lời trung lập (không thúc ép con)
- Duy trì khoảng cách gần, có thể cần phải cầm tay trẻ
- Đợi cho đến khi trẻ tự chuyển hướng sang bạn, không quan trọng thời gian sẽ mất bao lâu. Điều này làm sáng tỏ: hoạt động không phải là quan trọng, quan trọng là con hợp tác và không bỏ đi :)
- Xem xét xem điều gì vừa xảy ra làm giảm cảm giác tự tin của con (tình huống bị gia tăng phức tạp quá chăng? tốc độ bị tăng lên ?, v.v..)
- Quay lại một bước nơi bạn vừa thực hiện – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG VIỆC
Khi trẻ cho thấy các dấu hiệu sẵn sàng tham gia học việc, mời trẻ tham gia với bạn hoặc bắt đầu một hoạt động đơn giản có nhịp điệu & sự cùng điều chỉnh đơn giản.
Sunday
Sunday morning: Nem & Mom went to coffee, then eat ice-cream together. Nem was quite quite & enjoyed with ice glass in coffee shop & ice cream in NewZealand Ice Cream shop.
---
Chủ nhật: buổi sáng mẹ con mình đi uống cà phê Mai trên đường Nguyễn Du & đi ăn kem Kiwi. Nem ngoan, hầu như ngồi tự chơi :)
---
Chủ nhật: buổi sáng mẹ con mình đi uống cà phê Mai trên đường Nguyễn Du & đi ăn kem Kiwi. Nem ngoan, hầu như ngồi tự chơi :)
Answer to Dad's question
Dad worry if it will become a habit of waiting for Nem's readiness. And sometime we don't have much time in real life. Mom worry when this resistance will be finished.
Maisie explained: should be slow down from the beginning & simplify the task. Slow down, then now we do it together, do it very short. Start slow, after 5 – 10 minutes if he isn't resist you, it's fine. If they don’t resist you, he will come to you right away.
---
Trả lời cho câu hỏi của bố:
Bố lo lắng rằng Nem sẽ thành thói quen làm gì cũng phải đợi. Trong khi cuộc sống không phải lúc nào cũng có thời gian chờ đợi. Mẹ thì lo lắng khi nào sự chờ đợi này sẽ kết thúc.
Maisie giải thích: cần làm chậm lại, đơn giản hóa, khi Nem không chống đối thì làm & làm việc ngắn đủ để nhấn mạnh & để Nem ghi nhớ.
Cần thực hành nhiều. Nem sẽ hợp tác hơn. Bắt đầu hoạt động cần chậm rãi, sau 5 - 10 phút, Nem không chống đối & hợp tác thì ổn.
Maisie explained: should be slow down from the beginning & simplify the task. Slow down, then now we do it together, do it very short. Start slow, after 5 – 10 minutes if he isn't resist you, it's fine. If they don’t resist you, he will come to you right away.
---
Trả lời cho câu hỏi của bố:
Bố lo lắng rằng Nem sẽ thành thói quen làm gì cũng phải đợi. Trong khi cuộc sống không phải lúc nào cũng có thời gian chờ đợi. Mẹ thì lo lắng khi nào sự chờ đợi này sẽ kết thúc.
Maisie giải thích: cần làm chậm lại, đơn giản hóa, khi Nem không chống đối thì làm & làm việc ngắn đủ để nhấn mạnh & để Nem ghi nhớ.
Cần thực hành nhiều. Nem sẽ hợp tác hơn. Bắt đầu hoạt động cần chậm rãi, sau 5 - 10 phút, Nem không chống đối & hợp tác thì ổn.
Subscribe to:
Posts (Atom)