Sunday, May 29, 2011

xem clips tham khảo: quan sát và suy đoán

clip tiêu đề là ngập ngừng để chia sẻ tình cảm

hành động lặp lại đưa hoa quả lên mặt bàn, giọng nói thay đổi kèm theo sự ngập ngừng/ tạm dừng khi đưa từng quả lên bàn. Trẻ ngồi ghế và theo dõi mẹ. sau đó trẻ được chọn quả mà trẻ thích nhưng không được nói, mẹ chỉ từng quả, trẻ gật đầu hoặc lắc đầu để tỏ ý thích hoặc không.
Mẹ dùng giọng nói nhấn mạnh để hoạt động thích thú & thu hút sự chú ý của trẻ. mẹ đưa từng quả lên mặt bàn nhưng tạm dừng ở giai đoạn phấn khích "suy đoán xem quả gì" + kết hợp giọng nói để nhấn mạnh thời điểm tạm dừng và quả chuẩn bị xuất hiện. giúp trẻ đoán trước và liên hệ giữa giọng nói và hành động, cũng giúp trẻ thêm thích thú và chia sẻ tình cảm trong quá trình chơi.

clip : pass the laundry: cho quần áo vào máy giặt

framing: hạn chế tối đa lời nói.
thử thách là con nhặt đồ bị rơi vãi khi mẹ tung và kiểm soát sự mất tập trung trong quá trình diễn ra hoạt động.
scaffolding: mẹ dừng lại để ném đồ nhưng đợi khi con nhìn mẹ để tham khảo ý kiến thì mới ném tiếp.
con tham khảo ý kiến để nhận đồ mẹ tung.

clip: cùng nhau di chuyển: bố và con
framing: bố và con có vai trò cùng điều chỉnh đơn giản song song với nhau. bố giữ tốc độ chậm để con có thể bắt kịp hoạt động.
scaffolding: bố và con nắm tay nhau trong suốt hoạt động
bố dừng lại ở những hoạt động quen thuộc, và kèm theo nét mặt biểu hiện cường điệu hóa
con đợi bố và tiếp tục hoạt động với bố

clip: chơi giả vờ: làm cho nó khác đi.
khuôn khổ hoạt động: con ngồi ở giữa bố mẹ, mỗi người ngồi trên 1 thảm để con dễ dàng xác định chỗ ngồi và không gian của mình. chơi với các vật đã quen thuộc đối với con. môi trường chơi không có gì để con phân tán tư tưởng.
giúp đỡ: dùng các vật dụng quen thuộc và chơi giả vờ tưởng tượng ra các vật dụng cũng quen thuộc với trẻ.
mẹ cầm cái bàn chải đánh răng, nhưng giả vờ là cái lược chải đầu.
đến lượt con, con lấy cái mũ, mẹ gợi ý giả vờ đấy là cái găng tay.
đến lượt bố, bố lấy cái găng tay, nhưng lại giả vờ là vật làm ấm mũi.

quan sát và suy đoán

bài này nằm trong chuỗi mục tiêu cho trẻ: nhằm về giao tiếp và sự tự tin trong giao tiếp xã hội

chủ đề: mong đợi và thuộc tính chung của giao tiếp xã hội
mục tiêu con: quan sát xã hội và suy đoán
công cự cần thiết ở trẻ: sự tiếp tục & duy trì chắc chắn

tóm tắt mục tiêu: trẻ hy vọng rằng khi đối tác đang làm một hoạt động quen thuộc mà dừng ở giữa thì đối tác sẽ tiếp tục hoạt động của họ.

mục tiêu này xem xét khả năng của trẻ có thể đoán trước được các hoạt động quen thuộc. trẻ hy vọng rằng khi đối tác tạo ra khoảng dừng trong chuỗi hoạt động điển hình quen thuộc - khoảng dừng không phải là một phần trong hoạt động quen thuộc, do đó đối tác sẽ tiếp tục hoạt động quen thuộc. sự phát triển tính mong đợi về hành vi ở người khác nhìn thấy ở những trẻ điển hình từ 7-9 tháng tuổi.

để đạt được mục tiêu này: trẻ chứng tỏ trẻ có liếc mắt nhìn đoán trước hoạt động ở khoảng dừng trong vòng tối đa 15 giây. người hướng dẫn đưa khoảng dừng vào hoạt động mà không báo trước. Trẻ vẫn tập trung vào đối tác và không thay đổi hướng chú ý sang việc khác, không rút lui vai trò tương tác. Quay clips phản ứng của trẻ khi hoạt động của người dẫn tạm dừng trong thời gian ngắn.

hướng dẫn cách làm: người dẫn tạm dừng hoạt động của họ tại thời điểm trẻ đang tập trung chú ý, sau đó thời điểm tạm dừng sẽ được thay đổi bất kỳ. Người dẫn dần tăng thời gian của khoảng dừng cho đến khi trẻ có khả năng duy trì ánh mắt trong 10 giây. người dẫn có thể vẫn duy trì tương tác về cơ thể với trẻ (tạm dừng, không thay đổi hoạt động)

hướng dẫn đặt ra khuôn khổ hoạt động: chọn khuôn khổ hoạt động quen thuộc để dễ nhận ra sự tạm dừng. có thể làm hoạt động song song đơn giản. hoạt động giới hạn trẻ làm với bố mẹ và giáo viên/ người chăm sóc. hoạt động ở môi trường kiểm soát được về sự mất tập trung và cảm giác.

Đối với Nem: Nem phải ở lại với người dẫn. Nem ở lại với bố mẹ khi hoạt động với bố mẹ tạm dừng. câu nói bố mẹ dùng "mình vẫn đang làm cơ mà"

Wednesday, May 25, 2011

mẹ xem clips tham khảo về ngôn ngữ đa kênh

mẹ xem clips tham khảo, phải ghi lại để sau này đọc. dạo này mẹ bí ý tưởng làm RDI quá. Sao dạo này thấy người ta làm RDI đơn giản thế, mà mình thì lại kho khó :(

clip: lấy báo
mẹ vo một đống báo để sẵn, muốn vứt báo vào thùng carton.
mẹ ra hiệu gọi con.
mẹ ra hiệu muốn nhặt báo cho vào thùng carton.
mẹ đánh mắt, chọn báo. con nhặt báo, mẹ lắc đầu không đúng, con nhặt tờ khác đưa mẹ.
con chạy đi, mẹ ném báo vào thùng carton, nhưng cố tình ném chệch. Con quay lại giúp mẹ cho báo vào thùng carton (cái này là challenge), nhưng con lại chạy đi.
bạn của tôi đâu ? mẹ gọi
con quay lại.
mẹ ra hiệu tờ báo cần nhặt, lắc đầu, gật đầu. chọn đúng rồi.

Friday, May 06, 2011

chiếc nón kỳ diệu

Khi NEm nói là N vẽ nón, mẹ chưa hiểu N vẽ cái gì.
mẹ hỏi đến cái nhà thì Nem nói là chùa và Hà Nội.
Ah thì ra mái nhà có hai bên cong cong là chùa và về Hà Nội.
Rồi Nem nói màn hình máy tính.

Ah... mẹ mới nghĩ ra là chương trình chiếc nón kỳ diệu.
Thảo nào nón của Nem có rất nhiều tua là các tua để quay giải thưởng.
còn có cả màn hình chữ cái phía dưới nữa nhé !

Đi xem xiếc

Mãi mẹ mới nhìn ra con voi Nem vẽ.
Nem vẽ con voi tỉ lệ rất tốt, có đầy đủ các bộ phận như tai to, vòi dài, bục voi đứng ở rạp xiếc.
Còn đoạn người chồng nhau thì mẹ chưa tưởng tượng ra.

Nem cũng liệt kê các nhân vật ngồi phía dưới có Nem, bố, mẹ (tóc cứ tua tủa là ra là con gái), bác Cường, chị Bống, anh Đức Anh, anh Bốp, bác Quỳnh, bác Nam, anh Nhím, ông bà nội anh Nhím (các ông là đeo kính nhé), ông bà ngoại, bác Phương Anh.

Art Therapy

Mẹ Linh gửi mẹ đường link về quyển sách Art Therapy như là một phương pháp can thiệp. mẹ thấy quá đúng với Nem.

Art Therapy này được khởi xướng từ bố Long. Nem đã thể hiện khả năng tưởng tượng không gian, tính sáng tạo.

Còn nhớ trước đây, khi tờ giấy bị một vết bẩn hay chẳng may vẽ sai là Nem phản ứng rất mạnh mẽ, không chấp nhận được bằng việc khóc lóc, kêu gào, đòi đổi giấy, bắt vẽ lại.v.v.. bây giờ Nem đã tự sửa lỗi thành những bức tranh sáng tạo hơn.

Đây là tranh Nem vẽ "các bạn học tiếng Việt"

THÁNG 1/2011 : Chuyển nhà mới và đến trường mới

+ Chuyển nhà mới, Nem có biểu hiện tăng động hơn, hay xô đẩy người khác & thích cấu người khác. mẹ nghĩ là do nấm ruột.

+ Nem rất sợ nhiều không gian trong nhà mới. Prue giải thích là Nem cần có thời gian để tự điều chỉnh và thích nghi với nhà mới. cần làm nhiều hoạt động RDI ở mọi không gian trong nhà: bếp, thư viện, phòng khách. và làm các hoạt động di chuyển từ phòng nọ sang phòng kia.

Cho đến tháng 5, tức là sau 5 tháng, Nem vẫn chưa hoàn toàn quen với nhà mới, Nem vẫn sợ một bức tranh treo ở cửa nhà tắm. Khi hạ bức tranh xuống thì Nem rất thích và nhìn, nhưng cứ treo thì lại sợ. Nem sợ chỗ tối, và chỗ treo tranh thì không sáng hẳn vì không có đèn chiếu vào.

+ Cùng một lúc Nem cũng chuyển trường mới từ HandinHand đến Cao Đẳng Sư Phạm TW. nhiều hoạt động ví dụ viết trên bảng ở nhà và ở HandinHand Nem đã làm. Nhưng đến trường mới lớp mới, nhất định Nem không chịu viết lên bảng. Prue cũng nói là Nem cần có thời gian tự điều chỉnh khi đến trường mới.

Sau này phải mất 3 tháng Nem mới làm quen được với trường mới. vì thời gian Nem học lại gần Tết, nên 3 tháng là kể cả thời gian nghỉ Tết. Bình thường chắc là chỉ mất 2 tháng thôi nhỉ.