Tuesday, October 13, 2009

Xây dựng năng lực qua việc tham gia được hướng dẫn

Lược dịch:
Building Competence through Guided Participation, by Michelle VanderHeide

Phát triển năng lực/ sự tự tin là rất quan trọng đối với việc muốn/ động cơ thực hiện các tình huống mà chúng ta đã gặp phải trong quá khứ.

Vậy làm thế nào để biết là con bạn có cảm giác tự tin/ có năng lực hay không? Cơ chế xuất hiện ở các trẻ khác nhau thì khác nhau, nhưng một khi bạn biết phải tìm cái gì, bạn có thể bắt đầu hiểu khi trẻ cảm thấy thực sự lo lắng và bạn biết làm thể nào để đáp ứng lại một cách phù hợp. Dưới đây là một số cơ chế thể hiện thông thường bạn có thể tìm thấy khi trẻ có cảm giác thiếu năng lực:

• Chạy đi
• Khóc
• Cười khúc khích một cách không kiểm soát hoặc cười to
• Nói không hợp với hoàn cảnh/ nói linh tinh
• Kể đi kể lại một câu chuyện, nói cùng một câu, hoặc hỏi cùng một câu hỏi.
• Defiance
• Muốn kiểm soát hoạt động/ kiểm soát người khác/ làm theo ý mình
• Thể hiện sự chán
• Từ chối tham gia
• Aggression
• Thêm vào các biến thể cho hoạt động
• Lo âu
• Hành vi bị ám ảnh/ lặp đi lặp lại một hành vi

Nếu bạn thấy một hoặc nhiều hơn các biểu hiện trên xảy ra trong một hoạt động với trẻ, thì trẻ đang gần như cảm thấy không có khả năng. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để xây dựng khả năng trong các hoạt động.

• Đơn giản hóa hoạt động
• Tốc độ chậm lại
• Đánh giá các yếu tố làm sao nhãng sự tập trung của trẻ trong môi trường
• Nói ít đi
• Làm mẫu hoạt động
• Giao cho trẻ một vai trò rõ ràng trong hoạt động/ làm sao để trẻ hiểu rõ vai trò của mình trong hoạt động là gì
• Hạ thấp mục tiêu mong đợi
• Làm ngắn hoạt động lại
• Giúp đỡ một phần
• Giữ gần hơn khoảng cách của bạn với trẻ
• Khuyến khích trẻ

Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân làm cho hoạt động bị thất bại, cần quay băng lại và đánh giá hoạt động. Bạn sẽ thấy thực sự ngạc nhiên về điều bạn học được từ chính mình.

Xây dựng khả năng ở trẻ có thể mất rất nhiều công sức và đây là một quá trình vất vả. Nhưng với sự hướng dẫn nhất quán và sức chịu đựng/ sự kiên trì & nỗ lực không ngừng. Một khi trẻ đang cảm thấy có khả năng/ tự tin thì trẻ sẽ sẵn sàng tham gia vào các tình huống mới, trẻ sẽ thấy các hoạt động làm chung với bạn sẽ ngày càng dễ hơn. Trẻ cũng sẽ bắt đầu cho thấy sự sẵn sàng trong việc thử những điều mới và với thời gian lâu hơn nếu những điều mới trở thành những thử thách.

No comments:

Post a Comment