Bắt đầu học online về RDI từ tháng 4/2009.
-----
Tháng 5/2009 Nem gặp Maisie
- Buổi đánh giá RDA của Nem: bố mẹ chơi với Nem nhưng Nem không hợp tác, cứ như là trò chơi đuổi bắt vậy. Sau đó Maisie hướng dẫn cách tiếp cận gần hơn - close the zone of connection + kiên nhẫn đợi Nem tham gia vào hoạt động, thì Nem có hợp tác hơn.
Mục tiêu:
- bố mẹ tập trung vào giao tiếp năng động - dynamic communication
- Mời con tham gia vào hoạt động - inviting bằng cách kiên trì đợi để Nem chủ động tham gia
- tập về sự cùng điều chỉnh co-regulation.
-----
Tháng 11/2009
Nhưng thực tế là sau bài giảng của Gustein, mẹ mới hiểu thực sự thế nào là cùng điều chỉnh & phân biệt được với sự bắt chước.
- Điều mấu chốt cho các hoạt động của RDI là:
- các hoạt động của trẻ cần phải có sự suy nghĩ: mindful thought
- cần có sự kết nối về ý nghĩ giữa trẻ & người dẫn: mental connection
- Rất may mắn là gặp được Dr. Gustein. Ông nói rằng hệ vận động của Nem kém. Nem gặp khó khăn trong điều chỉnh tư thế ngồi đúng, hay tự kích thích bằng cách chạy và uốn éo người, Nem rất sloppy - hay trườn & uốn éo.
Các tiêu chí đánh giá RDA với Maisie
1. Managing Attention: Sự kiểm soát làm chủ sự chú ý của Nem kém: rất khó để thay đổi sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác, hay từ đang nhanh sang chậm, chậm sang nhanh. mẹ đánh giá cho bố mẹ kém 1/5; Nem kém 1/5
2. Managing physical distance between parent & child: quản lý về khoảng cách trong hoạt động. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
3. Pacing/response to pacing: tốc độ hoạt động & sự đáp ứng của trẻ với tốc độ hoạt động: Bố mẹ: 3/5; Nem: 1/5
4. Quality of initiation/ invitation: chất lượng của việc khởi đầu hoạt động: hiện nay bố mẹ vẫn làm trò với Nem nhiều quá. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
5. Acceptance of initiation/ invitation: sự chấp nhận việc khởi đầu hoạt động. Bố mẹ 2/5; Nem: 1/5
6. Response to initiation failures: đáp ứng với sự thất bại: Bố mẹ 1/5; Nem 1/5
Buồn cười với những tiêu chí đánh giá này, ban đầu mẹ cho điểm tương đối ở mức trung bình. nhưng sau này Maisie giải thích, mẹ tự cho điểm lại nên hầu như tất cả tiêu chí này đều ở mức poor 1/5 :-)
Mục tiêu cho bố mẹ:
- Làm nhiều những hoạt động tĩnh cho Nem ngồi, đứng. ít làm những hoạt động chuyển động. thì Nem suy nghĩ sẽ tốt hơn.
- Bố mẹ quá tập trung vào hoạt động: bố mẹ cần giảm sự tập trung vào hoạt động & chú ý đến con nhiều hơn. Bố mẹ chưa quản lý tốt sự chú ý của bố mẹ.
- Tốc độ giao tiếp chậm hơn
- tập cho việc lên kế hoạch/ planning trước khi làm cho các hoạt động. phải đưa ra được mục tiêu bài học cho hoạt động này là gì.
- tập trợ giúp Nem: scaffolding & giảm dần sự trợ giúp
- dành thêm thời gian cho Nem: thêm 2 tiếng/ 1 tuần. mẹ ở nhà thêm 1 buổi sáng/chiều trong tuần.
- khi bắt đầu hoạt động thì phải chậm (don't rush) để không bị cuốn vào hoạt động, chú ý tới sự chú ý của Nem. tập chuyển trạng thái hoạt động cho Nem & xem lại sự đáp ứng của Nem như thế nào để điều chỉnh (phần này mẹ chưa nhớ ra, để xem lại video)
Mục tiêu cho con:
- Nem cần tập quản lý khả năng tập trung của mình: getting readly on his own & manage his own attention.
Bài tập: Nem tập làm khán giá - watcher: xem bố/ mẹ làm hoạt động. Tập việc kiểm soát khả năng chú ý. Bố mẹ không quá mời chào & không lôi kéo Nem vào hoạt động. Chỉ nói với Nem & đợi.
- tập ghi nhớ: nguyên nhân & kết quả.
ví dụ: ngồi xem mẹ làm trước rồi mình sẽ ra cầu thăng bằng.
Sau hoạt động, đợi Nem, xem Nem có nhớ không
Nếu không thấy Nem nhớ ra thì trợ giúp bằng cách hỏi Nem: xem mẹ làm xong rồi,
Trợ giúp tiếp bằng câu hỏi: thì mình sẽ làm gì nhỉ?
Trợ giúp tiếp/scaffolding bằng cách: chỉ tay ra cầu thăng bằng.
- tập việc điều chỉnh tình cảm - emotional regulation
Khi Nem quá khích hay bị phân tán, lập tức dừng hoạt động. Để Nem nhìn mặt bố mẹ & điều chỉnh tình cảm.
Mục tiêu cho cô giáo:
- Không đưa ra mệnh lệnh: don't prompt
Rất may mắn là gặp được Dr. Gustein. Ông nói rằng hệ vận động của Nem kém. Nem gặp khó khăn trong điều chỉnh tư thế ngồi đúng, hay tự kích thích bằng cách chạy và uốn éo người, Nem rất sloppy - hay trườn & uốn éo." - Ông ấy có nói cần làm gì ko? D nhà tớ cũng rất hay chạy nhảy kiểu tự kích thích ấy. Chạy 6 năm rồi mà vẫn chạy, chắc phải đợi 30 năm như Elextrolux mất!!!
ReplyDelete"- tập việc điều chỉnh tình cảm - emotional regulation
ReplyDeleteKhi Nem quá khích hay bị phân tán, lập tức dừng hoạt động. Để Nem nhìn mặt bố mẹ & điều chỉnh tình cảm." - good advice!
D thì chỉ nhìn khi D mắc lỗi rõ ràng, còn lại khi D ko thích làm nữa, mà mẹ cứ làm, thì mẹ có lỗi chứ đâu phải D nhỉ???
Lại nhớ đến bài học về nhìn mắt. D ko học trực tiếp được, kiểu - nhìn mẹ, nhìn mắt mẹ, thì ko bao giờ dùng đc. D toàn học gián tiếp thôi. Có lẽ học hơi quá mức, bây giờ chàng ấy rất thích sờ mắt mẹ. Hoặc gí sát mắt vào mắt mẹ, và khoái chí nhìn hình ảnh của chính mình trong mắt mẹ. Giá tớ có đôi mắt to tướng như cái gương phòng gym, thì dạy con được nhiều thứ lắm nhỉ!
Lâu lắm rồi mới mò vào RDI blogs, tớ thấy Nem tiến bộ nhiều lắm. Vào siêu thị mà cứ bình tĩnh như ở nhà ấy. Chúc cả nhà thành công nhiều nữa nhé!
Mấy hôm nữa đỡ rét sẽ mang GFCF cho Nem nhé. Dạo này ko đi xe máy nữa, nên immovable và dependent quá.
1. Gustein nói là: khi chạy thì ít động não hơn, vì cu cậu đã tập trung vào việc chạy rồi. khả năng bạn này là thế, không có khả năng xử lý thông tin cùng lúc được. Nên tập trung vào các hoạt động khi Nem ngồi, đứng, tĩnh, thì Nem giải quyết vấn đề nhanh hơn hẳn, suy nghĩ tốt hơn, như vậy kích thích phần não trên.
ReplyDelete2. Khi trẻ quá khích, chạy lăng xăng thì mình cũng hiểu là trẻ đang rơi vào thế giới của mình, nên phải kéo trẻ ra ngay. Cái này từ xưa đến nay vẫn đúng. Nhưng ở đây còn có 1 ý khác tinh tế hơn. Là ngay cả khi mẹ đang chơi với con. Con bị quá khích, là mẹ cũng phải nhận ra ngay mà dừng lại :-) cái này tớ hay mắc lỗi, đang làm hoạt động gì, thấy Nem sướng & quá khích thì mình lại hay hùa theo. chứ đâu biết là việc hùa theo không giúp ích mấy.
3. Dương tình cảm thích nhỉ. Nem cũng tình cảm, nhưng biểu lộ kiểu thô bạo chứ không nhẹ nhàng như Dương.
4. Nem cũng tiến bộ nhưng mẹ cũng lo lắng nhiều vì Nem có nhiều vấn đề lắm, không chỉ Autism không. Tớ đang phải nghiên cứu thêm vụ OT, SI nữa, nghĩ mà thấy mệt !
5. Ưh, hôm nào qua nhà tớ nhé. thank you vinamilk