Monday, October 12, 2009

Xây dựng năng lực/ sự tự tin cho trẻ

Cảm giác thiếu năng lực
Là sự cản trở tiến tới thành công trong các hệ thống năng động


Sherri L. Miller,

Cả một bài bên dưới có thể tóm tắt ý như sau:
Xây dựng năng lực cho trẻ
= Xây dựng động cơ
= Hoạt động đơn giản + Ghi nhớ sự thành công
= Làm mẫu + giao tiếp năng động & bày tỏ: đợi con chủ động + hào hứng với sự thành công của trẻ: nhấn mạnh là "nhờ" có trẻ + ghi vào trí nhớ trẻ: xem lại + cùng làm/ song song/ luân phiên

Nhiều trẻ với hội chứng TK thể hiện sự thiếu tự tin thấp (về khả năng) một cách thái quá, điều này ảnh hưởng đến các mong muốn và các kỹ năng để giải quyết vấn đề, để giúp đỡ người khác hay thậm chí là chia sẻ cảm xúc. Thông thường, các trẻ TK thường biểu hiện rất thụ động hoặc là ít khi bày tỏ cảm xúc với những vấn đề thậm chí là đơn giản. Việc xây dựng trí nhớ về năng lực cá nhân một cách trực tiếp ở những giai đoạn đầu tiên của việc điều trị thường sẽ làm dễ dàng hơn cho việc thực hiện các chức năng & các kỹ năng năng động trong tương lai. Dưới đây là các chỉ dẫn để xây dựng năng lực/ sự tự tin/ sự thành thạo cũng như các “vấn đề tiềm năng" mà bạn có thể thực hiện đối với con bạn.

Các hướng dẫn để đưa đến cảm giác tự tin/ có năng lực

1. Hãy nhớ là sự tập trung của bạn là xây dựng ĐỘNG CƠ để cố gắng giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ/ đưa ra. Một khi có động cơ, thì các kỹ năng và sự thực hiện sẽ theo sau. Động cơ đến từ trí nhớ về sự thành công, vậy hãy bắt đầu với những vấn đề cực kỳ đơn giản ở đây và bây giờ (ví dụ: đưa lọ muối sang một bên để lấy hộp bánh trên giá, nhặt tất rơi dưới sàn lên…)


2. Một bước đầu tiên tốt là làm mẫu trong khi ám chỉ cho con bạn thấy cách mà bạn đang giải quyết vấn đề

ví dụ: Oh không, mẹ làm rơi tất rồi! Oh được rồi… mẹ chỉ cần nhặt nó lên”

Cách ám chỉ tốt nhất, tất nhiên, là sử dụng ngôn ngữ bày tỏ không lời nói một cách tích cực (ví dụ: nét mặt, cơ thể, hiệu quả âm thanh, …) nhưng ở đây để làm rõ ví dụ, ví dụ được viết dưới dạng ngôn ngữ lời nói. Nhấn mạnh sự bày tỏ không lời nói (và bày tỏ bằng ngôn ngữ có lời nói ngắn gọn hơn) cũng được sử dụng với những trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc có ít kỹ năng ngôn ngữ.

Bố/mẹ mà có cảm giác như mình là con rối & đang diễn kịch quay chậm với con là đúng. Mẹ Phương có cảm giác này khi mẹ bắt đầu dùng ngôn ngữ năng động để giao tiếp với Nem. Khi mẹ mới sử dụng kỹ năng này, thì Nem rất tò mò & xem mẹ làm – đặc biệt khi thấy thái độ của mẹ khác với bình thường trước đó.


3. Sau đó, nhấn mạnh việc bạn gặp phải vấn đề tương tự và rằng bạn cần có sự giúp đỡ của con. Hơn là đưa ra chỉ dẫn con phải làm gì, đơn giản chỉ bày tỏ cái gì sai trong khi ám chỉ gián tiếp rằng bạn cần sự giúp đỡ

ví dụ: Oh KHÔNG, Lại nữa rồi, Cái áo bị rơi !

Xin nhớ là, bày tỏ, bất kể có lời hay không lời, không đòi hỏi sự trả lời từ phía trẻ. Hơn thế, suy nghĩ về cách nói sao cho nhấn mạnh các cơ hội để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra giải pháp.

Một cách khác để nhấn mạnh vấn đề là đưa ra các câu bày tỏ đặc biệt về khả năng của trẻ để giải quyết vấn đề tại chỗ:
“mẹ cá là con biết cái áo ở đâu”
“mẹ cá là con biết phải làm gì với nó”
“Cái này quá khó đối với mẹ, nhưng con thì có thể làm được?”


Thêm vào đó, bạn có thể thử trêu chọc, nói ngược lại điều mình muốn, giọng nói phải thật vui vẻ và biểu hiện ở nét mặt giọng nói một cách hiệu quả sao cho con biết là bạn đùa. Tuy nhiên, trẻ phải sẵn sàng với kiểu giao tiếp này, có một số trẻ chưa quen đùa kiểu này thì nên tránh.
“Con chắc không biết làm rồi !”
“Con chắc không thể làm được việc này”
“Nhưng con không thích chơi trò này mà”
“Đừng có làm nữa”

4. Nếu con bạn gặp khó khăn khi thực hiện các chiến lược đã được làm mẫu, thì dùng sự chỉ dẫn gián tiếp để gợi ý sự giúp đỡ bạn cần là gì: “mẹ biết chúng ta sẽ làm gì….” Đợi tối thiểu 45 giây để cho phép thời gian con bạn hiểu. Khi con bạn nhìn bạn với vẻ tò mò về lời gợi ý của bạn và bắt đầu giao tiếp, “Mình sẽ phải làm gì ?” là thời gian thích hợp để làm mẫu việc giải quyết vấn đề lần nữa và đưa ra một lời chỉ dẫn gián tiếp khác. Mấu chốt ở đây là phải đợi cho động cơ của con bạn để có thể học được từ bạn.

5. Một khi con bạn giúp đỡ bạn, phải nhấn mạnh tầm quan trọng khi có con giúp đỡ. Phần lớn sự tự tin/ năng lực là ở chỗ mình hiểu vai trò của mình trong việc giúp đỡ người khác, không bất kể ở đâu ở gia đình, trong nhóm bạn, hay ở lớp, ở cộng động hay bất cứ môi trường nào. Vài ví dụ là:

“Con đã tìm thấy đậu xanh ! Thì mình có thể làm món ăn tối!” (ý là nhờ có con tìm thấy đậu)
“Bây giờ gia đình mình có thể có quần áo sạch rồi!” (ý là nhờ có con cùng cho quần áo vào máy giặt)
“Chúng mình đã làm tổ cho chim, những con chim sẽ thực sự thích nhà của chúng” (ý là nhờ có con cùng làm tổ chim)
“Cám ơn con, anh con có cái để chấm khoai tây chiên” (ý là nhờ có con đổ ketchup ra)

6. Mục tiêu là các ký ức đã được hình thành và sẽ được ghi nhớ lại, và sau này được mang ra xem lại 1) vấn đề và 2) tình cảm khi giải quyết được vấn đề.
Điều này có nghĩa là nếu sử dụng hình vẽ/ ảnh chụp như là phương pháp để xem lại và để ghi nhớ thì cần làm 2 bộ. Mình hiểu là sự thành công của giải quyết vấn đề sẽ đều được ghi nhận lại bằng hình ảnh/ ảnh chụp hoặc vẽ lại và được mang ra xem lại để con nhớ tình huống, cách giải quyết vấn đề & để con nhớ lại cảm xúc tự tin/ năng lực của con khi giải quyết được vấn đề


7. Sử dụng khuôn khổ bài tập/ việc làm: cùng làm song song – hoặc là theo chuỗi (luân phiên nhau) hoặc làm cùng nhau. Điều này sẽ cho trẻ cảm giác là trẻ có một vai trò nào đó trong thời gian của bạn trong khi đó luôn giữ cho hoạt động đơn giản đủ để trẻ thành công.

8. Chia sẻ tình cảm và kết quả hành động không chắc chắn cần được xếp hàng thứ yếu. Có thể sử dụng ở đây nhưng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất trong khi xây dựng năng lực/ sự tự tin ở trẻ. Sự nhấn mạnh hào hứng & rõ ràng của người dạy (= như vậy trẻ ghi nhớ sự thành công) cần được ưu tiên để có được người học trò thành công.

Các công việc có thể làm cùng nhau


cần một vật không có ở đây
đi tìm một vật
cùng mang/ cầm những vật nặng
quên mất/ bỏ sót một vật quan trọng
cùng xây hoặc xây lại một cấu trúc/ trò xếp hình
điều chỉnh lại những việc làm quá hoặc chưa tới như trò ném bóng, tung vòng…
bắt vật đang rơi, hứng vật đang chảy xuống

3 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn mẹ Nem đã dịch nhé

    ReplyDelete
  3. Trời, tình hình này thì em cứ phải vào blog của chị mà cám ơn suốt à.. hihi....

    ReplyDelete