Sau khi xem xong băng video mẹ quay - hoạt động mà mẹ phải đợi Nem đến 50 phút-, Maisie đã viết 1 thư dài giải thích, làm cho mẹ bây giờ mới hiểu ra vấn đề: vẫn phải duy trì hoạt động - nhưng dưới dạng đơn giản hóa tối đa :) Mẹ dịch thư Maisie viết như sau:
Tôi rất cảm kích sự kiên nhẫn và những cố gắng từ phía bạn, và bạn đã làm một công việc tuyệt vời là xử lý các tình huống khác nhau đối với các hành vi chống đối rất khác nhau của trẻ. Tôi vui mừng khi nhìn thấy bạn không bỏ cuộc và đã không chú ý đến các hành vi của Chí (đập đầu, kêu gào, v.v..) hoặc là để Nem kiểm soát hoạt động. Việc làm thế nào để Chí trở thành một người học việc giỏi là để cháu nhận thấy rằng: bất kể việc Chí chống đối như thế nào, thì mẹ cũng KHÔNG bỏ cuộc. Sẽ mất một vài lần tương tự như thế để Chí hiểu bài tập này, và một khi Chí học được rằng những hành vi chống đối không có hiệu quả, thì những hành vi chống đối sẽ dần dịu đi.
Để nói như thế, bạn nên cảm thấy thoải mái khi giữ Chi nếu Chí trở nên quá đáng với bạn. Ở trong video clip, khi mà Chí bắt đầu dùng người đập vào bạn, bạn nên giận giữ với Chí và kiên quyết làm cho Chí biết rằng bằng cách đánh bạn dưới bất cứ hình thức nào thì đều KHÔNG chấp nhận được. Đây là một phần quan trọng của việc đặt ra giới hạn và là chìa khóa để thiết lập vai trò của bạn như là người dậy/ hướng dẫn. Đấy là hành vi chống đối và không nên cho phép Chí học được rằng bằng cách dùng người đập vào bạn, Chí có thể có được cái cháu muốn. Chúng ta không muốn Chí thực hành kiểu hành vi này nhiều ở sân trường hoặc với những người bạn khác.
Một kỹ thuật mà chúng tôi thường khuyên để đối phó với những hành vi tương tự được gọi là “Dừng hành động lại”, chỉ đơn giản là bạn dừng lại bất kể bạn đang làm gì, và chỉ đợi đến khi bạn, người hướng dẫn sẵn sàng cho Chí thử lại lần nữa. Bạn không làm gì cả. Chỉ ở cạnh bên nhau không có gì. Chí không được phép dời xa bạn, nhưng hơn thế bạn không làm gì cả. Thông điệp mà bạn cố gắng để truyền đạt ở đây là “Mẹ là người điều khiển hoạt động này, và mẹ sẵn sàng đợi cho đến khi con chịu làm việc với mẹ…” Một khi Chí có lại được vai trò điều khiển & cùng hợp tác, thì bạn cho Chí làm một hoặc hai hành động/ nhịp lặp lại, và rồi bạn kết thúc hoạt động. Bằng cách này, Chí sẽ thành công dưới sự hướng dẫn của bạn và hoạt động kết thúc trước đó, nhưng ở vai trò quyết định CỦA BẠN, không phải ở con bạn.
Nếu con bạn có vấn đề về việc giữ bình tĩnh hay lấy lại bình tĩnh, bạn có thể muốn áp dụng một vài hành động đơn giản với con (như đung đưa trước sau, nhún nhẩy bằng đầu gối) để giúp làm dịu tính khí của con. Về phía cuối và ngay trước khi bạn tắt camera, bạn đã làm một việc tốt là đưa ra một hoạt động đơn giản với Chí để giúp Chí vượt qua thời gian của tình trạng không hợp tác. Chỉ với một hoạt động đơn giản nhắc lại việc đập tay vào nhau, bạn đang giúp phá bỏ sự chống đối của con và giúp con làm quen với ý tưởng cùng điều chỉnh với bạn. Bạn có thể phải tiếp tục làm như thế thêm một vài phút nữa, và sau đó cố gắng giới thiệu lại một dạng đơn giản hóa của hoạt động (chuyển một vật từ điểm này đến điểm khác, như mô tả phía dưới). Khi đó, tôi nghĩ là Chí sẽ quên là Chí vừa cố gắng chống đối lại bạn, và có thể sẽ hợp tác với nhiệm vụ bạn đưa ra. Không may, bằng cách từ bỏ hoạt động như bạn đã làm, bài học chúng ta dạy con là “chống đối mẹ có hiệu lực!” và Chí chỉ cần chống đối cho thời gian đủ dài là mẹ sẽ cho phép Chí từ bỏ nhiệm vụ.
Lời khuyên tiếp theo của tôi là bạn có thể cần phải đơn giản hóa nội dung của hoạt động, và giảm những yêu cầu đưa ra đối với Chí. Bỏ đi các yếu tố Chí phải di chuyển từ bàn đến bếp trước khi bắt đầu nhiệm vụ, và chỉ đơn giản để Chí vẫn ngồi ở bàn, và chỉ cần di chuyển một hoặc 2 vật từ một điểm này đến 1 điểm khác. Cố gắng để Chí di chuyển chỉ 2 cái đĩa từ bàn, ở trong khay, và sau đó kết thúc hoạt động. (mẹ đã đưa ra nhiệm vụ hơi phức tạp: Nem bê cùng mẹ khay bát bẩn từ bàn ăn ra bếp) Mục tiêu ở đây là để có tương tác thành công, mà trong đó Chí có thể thực hiện tốt dưới sự hướng dẫn/ dìu dắt của bạn. Không quan trọng là hoạt động đó nhỏ hay ngắn như thế nào, chỉ khi đó Chí sẽ biết là Chí đã làm việc gì đó dưới sự hướng dẫn của mẹ và Chí đã thành công.
No comments:
Post a Comment