Monday, June 15, 2009

Suy nghĩ về việc ứng xử với sự chống đối của trẻ.

Rethinking Our Response to Resistance

Lược dịch từ bài giới thiệu của Janice Guice 4-25-08

Các dạng chống đối có thể là: đánh, đá, cắn, ngã ra sàn, nói nhiều không dứt, chạy trốn, vứt đồ, thét, bám vào người bố/ mẹ, nằm ì ra, không chịu nói, hát, nhại lời thoại của video/ phim/ truyện, làm theo ý mình, nằng nặc đòi làm theo quy trình như lúc bắt đầu, cười, khóc, tức giận, nói về hoạt động khác để thay thế, rên rỉ, kêu đói khát đau hay mệt, nhìn trông chán nản, làm nũng hoặc cố tỏ vẻ để được yêu mến, yêu cầu các hoạt động giải trí lặp lại (làm cho buồn cười, tỏ vẻ vui hơn)..

Có hai dạng chống đối ở trẻ:
- Chống đối chủ động: trẻ tham gia vào hoạt động có chủ ý để chống đối. (làm trái ngược lại ý bố/mẹ là 1 ví dụ)
- Chống đối bị động: trẻ không làm gì cả

“Khi bố mẹ nhìn thấy vấn đề của trẻ như là một cơ hội để xây dựng mối quan hệ thay vì nghĩ đó là một điều xấu, nặng nề & phiền toái; Điều này sẽ hoàn toàn thay đổi mối quan tương tác giữa bố mẹ và trẻ một cách tự nhiên. Bố mẹ trở nên sẵn lòng, có thiện ý hơn, thậm chí phấn khích, về sự hiểu sâu sắc và giúp đỡ con họ nhiều hơn…” (Stephen Covey) _ Bố Long cần đọc chỗ này :)

“Sự chống đối là những cơ hội để xây dựng mối quan hệ với con bạn”

“Kiên nhẫn không phải là thụ động, trái lại, nó là chủ động, là sức mạnh được tập trung” (Edward G. Bulwer-Lytton)

“Kiên nhẫn là chờ đợi, không phải là chờ đợi 1 cách thụ động. Đó là sự lười biếng, nhưng vẫn tiếp tục khi sự việc đang trở nên khó khăn và cần chậm lại – đấy là sự kiên nhẫn” – quan trọng là không bỏ cuộc :)

Khi trẻ tự kỷ phải đối mặt với những điều không chắc chắn, giống như mọi người khác trẻ sẽ phản ứng để có được cảm giác tự tin của bản thân. Điều này thường diễn ra dưới dạng là sự chống đối để đáp lại sự phức tạp, những điều mới lạ.

Để đạt được cảm giác tự tin, làm chủ, trẻ thường:
- Lái sang tình huống tĩnh & quen thuộc nơi cảm giác làm chủ sẽ dễ dàng đạt được
- Trở nên bối rối và hoặc không có thời gian để xử lý luồng thông tin liên tục
- Thất bị trong việc nhận thức vai trò của mình hoặc cơ hội để tham gia
- Lo lắng

Những rào cản từ phía bố mẹ, nơi mà có thể làm gia tăng sự chống đối
- Mong muốn “đạt được” hơn là “hướng dẫn” con
- Tốc độ làm nhanh
- Nói quá nhiều
- Ra lệnh/ đòi hỏi quá nhiều
- Nhiệm vụ đặt ra không phù hợp với khả năng trẻ
- Nhượng bộ
- Phản ứng mạnh với sự chống đối của trẻ
- Lo lắng
- Bị phân tán bởi môi trường

Chuyển từ sự chống đối sang sự tham gia có hướng dẫn (quá trình dìu dắt con thâm nhập cuộc sống). Khi đối mặt với sự chống đối cần:
- Thở CHẬM
- Kiểm soát biểu hiện nét mặt & nhịp tim đập :)
- Yên lặng chờ đợi ! với câu trả lời trung lập (không thúc ép con)
- Duy trì khoảng cách gần, có thể cần phải cầm tay trẻ
- Đợi cho đến khi trẻ tự chuyển hướng sang bạn, không quan trọng thời gian sẽ mất bao lâu. Điều này làm sáng tỏ: hoạt động không phải là quan trọng, quan trọng là con hợp tác và không bỏ đi :)

- Xem xét xem điều gì vừa xảy ra làm giảm cảm giác tự tin của con (tình huống bị gia tăng phức tạp quá chăng? tốc độ bị tăng lên ?, v.v..)

- Quay lại một bước nơi bạn vừa thực hiện – ĐƠN GIẢN HÓA CÔNG VIỆC

Khi trẻ cho thấy các dấu hiệu sẵn sàng tham gia học việc, mời trẻ tham gia với bạn hoặc bắt đầu một hoạt động đơn giản có nhịp điệu & sự cùng điều chỉnh đơn giản.

4 comments:

  1. May quá, mẹ P dịch hộ rồi bố cháu chỉ việc xơi

    ReplyDelete
  2. Tình cờ được vào Blog của Nem đấy, mẹ Nem có OK không
    Đọc tài liệu này chị thấy bổ ích quá, mình luôn cho rằng mình bình tĩnh và quyết tâm nhẫn nại với mọi thứ của con nhưng quả là nhiều lúc không tài nào kiềm chế nổi
    Đoạn : thở chậm,... rất OK

    ReplyDelete
  3. Hi

    Hôm nay Dương mới mò vào blog đây. D vừa tạo blog xong, vẫn còn hổn hển đây này.

    Mẹ P chịu khó thật. Dịch và còn đánh dấu chỗ nào cần đọc nữa!

    D bây giờ đang cố: Học mót, học mót nữa, học mót mãi

    Chúc Nem thật tiến bộ!

    ReplyDelete
  4. @mẹ Cún: vào Blog đọc ok bác ạ
    @mẹ Dương: mót mét làm gì, làm luôn đi ;)

    thực ra khi mẹ cháu đọc bài này thì mới thấy nền tảng chính của RDI vẫn là tâm lý học. vấn đề là họ giáo dục bố mẹ, làm sao để bố mẹ phải thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi cách làm thông thường. Nhưng họ vẫn gọi là bình thường hóa cuộc sống. Khi bản thân bố mẹ đã thay đổi cách suy nghĩ, cách đối xử với con rồi, thì cuộc sống sẽ trở lại "bình thường" theo kiểu của nó :) chứ thực ra là không hẳn là bình thường của bình thường :)

    Nhưng mẹ cháu vẫn thấy ok.

    Cho đến thời điểm hiện tại, bố Nem chẳng hạn hình như vẫn chưa hiểu ra điều này. Nên bố Nem vẫn cư xử với Nem theo kiểu bình thwowng của bình thường. Do đó, đôi khi bố ha gắt Nem, (hình như bố vẫn đòi hỏi Nem phải như đứa trẻ bình thường) & Nem rất hay phản ứng lại & gắt gỏng.

    ReplyDelete