Monday, October 12, 2009

2194: Sử dụng nguyên tắc RDI vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Tháng vừa rồi, mẹ bỏ bê Nem & ít làm RDI với Nem hẳn. Mấy ngày vừa rồi, mẹ dành thời gian cho Nem thì lại cảm thấy cạn ý... đấy là lỗi tại lâu lâu không làm là lại quên bài... nên lại lôi ppt của Maisie ra dịch, để có thêm ý tưởng làm RDI. Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động phù hợp với lịch Tây, để sử dụng cho Ta thì cần phải điều chỉnh chút ít.

Mục tiêu bố mẹ 2194

- Bố mẹ đang học cách làm sao để phát triển RDI/remediation vào ngày càng nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.
- Bạn đang tiếp tục đi tìm & tìm ra các cơ hội để thiết lập các sự khám phá/ các hoạt động và xây dựng tiếp các giai đoạn cho những khám phá mới/ hoạt động mới
- Bạn dần dần giới thiệu cho con bạn thấy những yếu tố giao tiếp băng diện rộng ngày hàng nhiều hơn vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày bằng việc nhấn mạnh các kênh giao tiếp khác nhau trên các cơ sở cũ.

Hoạt động hàng ngày: Chất lượng hơn số lượng

Hai loại cơ hội để làm RDI

- Các hoạt động được dàn dựng sẵn:

o Những cơ hội để làm RDI được sắp đặt trước thì quan trọng đối với những cha mẹ mới và cho những mục tiêu mới
o Các hoạt động được dàn dựng sẵn thường hiệu quả hơn cho những mục tiêu mới
o Không nên chỉ dựng sẵn các hoạt động RDI để thực hành các mục tiêu của RDI

- Các hoạt động ngẫu hứng

o Là các khoảng khắc RDI nhỏ tự phát
o Thời gian ngắn
o Luôn luôn có những cơ hội để chia sẻ trải nghiệm và khám phá nhận thức

o Ví dụ về những hoạt động RDI ngẫu hứng
 Các nụ hôn trước khi đi ngủ (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn thơm Nem, làm chậm chu môi, chờ.., biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
 Lúc ôm nhau (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn ôm con, làm chậm, mở rộng tay, chờ…, biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
 Lúc cài dây an toàn
 Đi các đường đi khác nhau đến trường
 Giữ lại cái gì mà trẻ đang thích (và đợi xem trẻ phản ứng…)
 Cố tình làm một điều gì đó sai hoặc để một cái gì đó vào sai vị trí
 Nói điều gì đó không đúng ngữ cảnh
 Sử dụng từ mồi, gợi ý (trigger words)
 Nhấn mạnh điều gì đó một cách không bình thường bằng giao tiếp năng động (ánh mắt, biểu hiện mặt, ngôn ngữ hình thể, giọng điệu)
 Cùng nhau mang một vật gì
 Đi bộ
 Đưa vào một số tiếng kêu lạ tai & vui vào bài hát con thích
 Chạy & nhảy
 Cầm một thứ gì đó theo các cách khác nhau
 Mẹ đến bên bông hoa và bày tỏ điều gì đó mẹ nghĩ và để con cùng bày tỏ
 Cầm tay con, đưa lên tai mẹ để chỉ cho con thấy mẹ đang nghe thấy điều gì đó
.
o Khi nói chuyện, phải sử dụng nét mặt trước, sau đó sự dụng việc liếc mắt/ liếc mặt chỉ vế phía đường mà bạn và con muốn đi tiếp/ muốn làm tiếp … kỹ năng này mẹ Phương đang thiếu

o Có thể sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một hoạt động
o Đưa âm nhạc vào hoạt động: hát bài chỉ dẫn lúc mới làm hoạt động, ví dụ dùng nhạc bài hát Nem thích & hát thành lời chỉ dẫn
o Đổi vai trò hoạt động giữa con và bố mẹ
o Không sử dụng mãi một hoạt động, hoạt động luôn luôn mới & biến đổi

- Tất nhiên là không phải tất cả các gợi ý trên đều phù hợp với con bạn và gia đình bạn, do đó phải biến đổi chúng thành riêng của mình
- Chọn vai trò thích hợp cho con trong hoạt động, con phải có vai trò chủ động
- Nghĩ đến sự trợ giúp con khi cần thiết

- Không nhất thiết phải chọn hoạt động mà trẻ thích, điều quan trọng hơn là trẻ đang khám phá điều mới VỚI BẠN

o Trước giờ tới trường:
 Gói đồ mang tới trường: gói đồ ăn, balo, túi để bút
 Vệ sinh cá nhân: rửa mặt, đánh răng, chải tóc
 Mặc quần áo: con chọn quần áo mà con thích mặc
 Kiểm tra lại: con đã có đủ thứ con cần chưa ?

o Sau khi ở trường về:
 Làm bánh: chọn loại bánh sẽ làm, cắt bánh, chuẩn bị, cùng ăn & chia bánh

 Làm một danh sách:
• Các việc con và bố mẹ đã làm tối nay
• Những thứ cần gói mang đi ngày mai
• Danh sách đồ phải mua
• Danh sách việc làm của tuần
• Những thứ cần dọn/ sắp xếp lại

 Cùng dọn dẹp:
• Chỗ để đồ ăn
• Giá sách
• Thùng đồ
• Ngăn kéo tất
• Tủ/ giá đựng gia vị

 Kiểm tra:
• Cùng con kiểm tra xem cây có cần tưới nước không?
• Có cái gì ở dưới hay là đằng sau tủ?
• Tìm cái tất bị mất

o Buổi tối:
 Cơ hội RDI trong bữa ăn gia đình:
• Rửa rau, cắt rau, trộn salad, chia salad vào đĩa
• Lau bàn
• Dọn bàn ăn
• Mang đĩa
• Chuyển đĩa
• Ngửi đồ ăn, hoặc là đoán xem đang nấu gì?

 Sau bữa ăn:
• Rửa bát
• Mang bát vào máy rửa chén bát
• Lau khô bát đĩa
• Vứt đồ vào thùng rác, mang rác đi đổ
• Lau bàn

 Chuẩn bị đồ cho sáng hôm sau:
• Đoán thời tiết và xem cần phải mặc gì vào ngày mai
• Cần mang gì trong balo đến trường
• Cần mang gì cho bữa trưa
• Lên dây đồng hồ
• Những điều cần nhớ

 Giờ tắm
• Chọn đồ chơi cho lúc tắm
• Rửa sạch đồ chơi khi tắm xong
• Tắm và chà bằng bàn chải lớn/ bông tắm lớn
• Đánh răng cùng nhau
• Chải tóc cùng nhau
• Cùng lấy sữa tắm

 Đi bộ buổi tối
• Đi bộ với đèn pin
• Đi bộ và cùng cầm một cái gì đó
• Đi đến và cùng ngửi mùi
• Đi đến để nghe cái gì đó
• Cùng nhặt đồ, vừa đi vừa nhặt sỏi, nhặt lá cây…

 Đọc:
• Đọc sách
• Nhìn các bức tranh, ảnh, kể lại chuyện trong ngày
• Chia sẻ cảm xúc về những câu chuyện mà bạn đọc thêm cho con hàng đêm, mỗi đêm là một câu chuyện tiếp diễn theo của đêm trước
• Chia sẻ nhật ký ngày, ngày làm việc của bạn
• Kể chuyện mà không cần sách và liên tục mỗi ngày, chuyện ngày hôm nay tạm dừng mai kể tiếp…

- Bài tập về nhà:
o Làm thời gian biểu của gia đình
o Tô đậm các cơ hội cho các hoạt động có thể dàn dựng được cho mỗi bố/ mẹ
o Kiểm tra lại thời gian biểu cùng với vợ/ chồng

No comments:

Post a Comment