Thursday, October 29, 2009

Làm thế nào để có nhiều thời gian cho con hơn ?

Câu hỏi này mẹ đặt ra cách đây khoảng 2 tháng rồi. mà bây giờ mẹ vẫn chưa xử lý được. Nhìn mẹ Cong thấy khâm phục mẹ Cong quá, rất quyết tâm nên anh Cong mới tiến bộ như thế. Mẹ Nem thì lại thụt lùi. Đúng là cũng nhờ có RDI community nên các mẹ mới nhìn nhau và cùng phấn đấu vì các con.

Thời gian gần đây mẹ ít làm RDI hàng ngày cho Nem, chủ yếu tập trung vào cuối tuần. Cái bài tập 2156 Thời gian biểu hàng ngày, mẹ treo ở đấy đến một tháng rưỡi mà không động đậy gì.

Chán quá ! Giải pháp là gì đây ?

Vừa Skype với Maisie.

Mẹ tự tạo áp lực cho mẹ bằng cách keep close to the consultant. Giải pháp này tốn tiền, nhưng vì xót tiền mẹ sẽ nỗ lực hơn.

Maisie nói: mẹ có thể giữ zone connection close, sau đó tăng dần khoảng cách để xem Nem có làm được không.

Đối với những khó khăn khác co-occurring issues như vấn đề mắt, vận động tinh, vận động thô, Maisie nói để xem Nem có thể làm tiếp các bậc tiếp theo của Co-regulation không thì mới xem xét. Như vậy có nghĩa là khoảng 3 tháng nữa.

Hẹn Maisie 8.30 pm thứ 4, ngày 4/11 phone consultant

Monday, October 26, 2009

Dọn thảm





Sự đa dạng hoạt động rất tốt. Chỉ bằng với việc vừa quay lại vừa nhẩy và tiến lùi khiến cho hoạt động rất năng động. Tôi nghĩ là bạn hiểu về sự đa dạng của hoạt động.

Tuy nhiên, cần thận trọng về việc xây dựng hoạt động quá nhanh. Ở đoạn thứ 2, bạn trải nghiệm với việc cùng xếp và bê 3 cái thảm một lúc, và mang 2 cái thảm ở hai đầu (sau đó trong clip, bạn lại chuyển thành cùng mang thảm với nhau). Điều này làm cho các hoạt động khác nhau với các vai trò khác nhau. Hiện nay, Nem chưa làm tốt các nhịp/ hoạt động cơ bản như di chuyển tấm thảm mà không chạy đi, do đó khi đưa Nem tấm thảm riêng của Nem để Nem tự làm thì hơi sớm quá. Ngay lập tức, chúng ta nhìn thấy là Nem bắt đầu đi độc lập ra khỏi bạn và trở nên năng động hơn.

Việc chuyển hoạt động rõ ràng là vấn đề đối với Nem. Mỗi lần Nem bỏ tay ra khỏi thảm hay bỏ tay ra khỏi bạn, thì Nem nghĩ rằng hoạt động đã xong và Nem lấy cơ hội đó để bỏ chạy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bạn đã điều khiển hoạt động tốt. Thay vì việc đuổi theo Nem, bạn đơn giản là đợi để nhấn mạnh hoạt động và nhắc nhở Nem (không lời nói) về việc Nem đang làm và đợi cho đến khi Nem tự điều chỉnh. Rất tốt.

Mẹ: Tôi nghĩ rằng tôi cần phải chậm hoạt động nữa.

Maisie: Tôi nghĩ là bạn đã làm rất tốt ở hoạt động này. Việc điều chỉnh và thay đổi hoạt động tốt, và Nem đã đáp ứng lại khá nhất quán. Bạn chỉ cần giữ làm hoạt động này tiếp & nhất quán, thì Nem sẽ tốt hơn. Tôi nghĩ là bạn có khái niệm tốt về sự đa dạng của hoạt động, nhưng bạn cần làm rõ sự khác biệt giữa: sự đa dạng của hoạt động/ các Biến Thể của hoạt động với Thử Thách & Xây Dựng

Đi siêu thị



Tôi cho rằng đây là clip tốt. Ngay cả với rất nhiều thứ gây phân tán (tiếng loa, tiếng ồn, người nói, hàng ngàn màu sắc hấp dẫn trên giá) nhưng Nem đã làm RẤT tốt. Bạn có rất nhiều thử thách để có thể thu hút được sự chú ý của Nem, nhưng bạn đã xử lý & giữ Nem với bạn cho đến khi Nem nhìn thấy bạn đã hết đồ, và khi Nem cho rằng hoạt động đã hết và chạy ra chỗ tính tiền. Nem đảm nhận trách nhiệm của mình rất nghiêm túc và thực hiện nó rất nhiệt tình. Tôi nghĩ là Nem đã cố gắng rất nhiều để điều chỉnh chính bản thân, vì tôi nhớ Nem như thế nào hồi tháng 5/09 khi chúng ta đi siêu thị cùng nhau.

Đối với mục tiêu của bạn, bạn đã đưa vào các sự biến đổi rất hay bằng cách đưa đồ khác nhau, và Nem đã bắt buộc luôn phải giám sát các hoạt động của bạn để làm cho thành công vai trò được giao của mình. Nem thậm chí đã nhặt đồ mà bạn đánh rơi lên (thử thách). Tốt! Bạn đã mời và đã giúp đỡ đúng mức (như giúp Nem nhận ra là có vật bị rơi). Rất tốt. Duy có điều, tôi muốn bạn thay đổi tốc độ nữa, để xem Nem có thể điều chỉnh hoạt động của mình không, rồi chậm lại. Hãy nhớ đến các “độ” thay đổi.

Ngay cả khi Nem cho rằng hoạt động đã xong, Nem nhẽ ra vẫn phải đợi bạn, để bạn nói với Nem rằng hoạt động đã xong trước khi Nem chạy mất. Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này ở mục tiêu “ra giới hạn”.



Không may là cái thùng hơi nặng nên làm cản trở việc Nem & bạn làm đa dạng hóa hoạt động. Không có nhiều sự đa dạng hoạt động ở đây. Bạn đơn giản là cầm thùng đồ ở một hướng, một cạnh hộp. bạn đã đưa vào các sự đa dạng mà bạn có thể: mỗi người cầm một cạnh, hai người cùng cầm phía trước, etc. Cũng đã có một số sự đa dạng tự nhiên trên đường: xoay vòng, đi tiến…

Ngoài ra đây là hoạt động rất tốt để chạy sự cùng điều chỉnh. Nem hoàn toàn phải kiểm tra với bạn xem hoạt động của bạn như thế nào để phối hợp hành động của Nem với hành động của bạn.

Hand game w Dad



Tổng thể, đây là clip tốt. Bạn đã đặt ra giới hạn ở đầu hoạt động và nói chung chúng tôi không thích nói với trẻ rằng chúng ta sẽ đánh lại chúng nếu chúng làm điều gì đó. Điều này là sự khuyến khích gia tăng bạo lực bằng bạo lực. Bằng mọi cách, bạn cần phải dừng hành vi hung hăng. Tôi nghĩ là bạn cần thay đổi biểu lộ nét mặt từ “đang chơi” sang nét mặt nghiêm trọng hoặc nghiêm khắc. Điều này rất quan trọng, bạn vẫn cười khi Nem cào bạn. Hãy nhìn vào đoạn đầu clip mà xem.

Sự biến đổi hoạt động liên tục: Bạn đã đưa vào rất tốt các sự biến đổi của hoạt động. tôi thích chúng !

Thử thách cho con: Hãy thay đổi tốc độ hơn nữa. làm cho các thay đổi này thêm tinh tế/ khôn khéo hơn. Thay đổi tốc độ lên như, đi nhanh hơn rồi nhanh hơn nữa, rồi chậm hơn và dừng. Đấy chính là mục tiêu của bài này.

Khi mới đầu hoạt động, Nem bị thu hút bởi máy camera, chính vì thế Nem cào bố. Ngay ở đầu hoạt động, bố nói với Nem là chúng mình sẽ chơi với nhau, sau đó con sẽ được xem camera. Bố không hiểu đây có thể gọi là đưa ra giới hạn & khuôn khổ của hoạt động không? Hay đây là một kiểu mặc cả? làm thế có đúng không? Maisie trả lời: làm như thế được, nhưng không bắt đầu hoạt động cho đến khi Nem dừng lại không đánh bố nữa. như vậy phải đợi cho Nem sẵn sàng. ở đây, bố đã bắt đầu hoạt động ngay.

Ở hoạt động này, bố cho rằng hoạt động đã diễn ra không tốt, vì Nem không vui vẻ & tỏ ra lo lắng (hét) Nem bị ép làm theo. Nhưng Maisie nói rằng, hoạt động này không bị thất bại, bố đã xử lý hành vi của Nem, và thực tế là Nem vẫn làm theo hoạt động tốt. Nem đã học được một bài học.

Tốc độ chậm: tốt, tốc độ bố làm tốt

Bố: Nếu làm lại hoạt động, toi sẽ chọn thời điểm khi Nem vui vẻ hơn. Và không có camera. Gần đây Nem rất thích xem camera.

Maisie: rất khó có thể chuyển từ một hoạt động ưa thích sang một điều gì đó không vui vẻ lắm. Theo tôi, đây là vấn đề lớn nhất của clip này. Bạn đã đúng khi nghĩ rằng bạn sẽ chọn một thời gian khác thích hợp hơn để bắt đầu hoạt động với Nem, khi Nem ở tâm trạng tốt hơn. Nhưng lại lần nữa ở đây, tôi muốn nhắc nhở rằng bạn cần mong muốn Nem ở với bạn mọi lúc. Đừng để Nem rơi vào thế giới riêng, tôi nghĩ là bạn đã làm đúng. Bạn cần thực hành việc đặt ra giới hạn & khuôn khổ của hoạt động và nem cần phải ở bên bạn thậm chí ngay cả khi Nem không muốn.

Nếu Nem bị ám ảnh bởi đồ chơi điện tử và với camera, thì đây là cơ hội tốt để đưa ra giới hạn & khuôn khổ hoạt động. Bạn có thể đưa ra luật rằng Nem không thể chơi vớ I camera & bạn phải nhất quán trong luật mà bạn đưa ra cho đến khi Nem học cách chấp nhận điều đó.

Nếu Nem không bị ám ảnh bởi camera, tôi muốn để camera xung quanh nhà để Nem làm quen với điều đó, thậm chí là dần dần Nem sẽ thấy chán với camera.

Bố & Mẹ đang đi đúng hướng !

Friday, October 16, 2009

skype w Maisie

Mẹ tự trách mẹ tháng vừa rồi lơ là với Nem, thì Nem ít hợp tác hơn hẳn.

Maisie nói là mẹ phải chịu khó viết feedback lên OS: vài dòng hôm nay như thế nào, có những khoảng khắc gì đáng nhớ, không cần post clip, để rút kinh nghiệm lần sau nên làm gì.

Maisie cho mẹ qua bài co-regulation, Maisie nói là M thấy Nem co-regulation, vấn đề là ở mẹ và bố thôi. Thực tình thì mẹ không thấy tự tin khi qua bài này, vì mẹ thấy Nem vẫn muốn điều khiển mẹ, và sự hợp tác thì lúc có lúc không.

Our Awesome Kids

starfish song

Tuesday, October 13, 2009

Xây dựng năng lực qua việc tham gia được hướng dẫn

Lược dịch:
Building Competence through Guided Participation, by Michelle VanderHeide

Phát triển năng lực/ sự tự tin là rất quan trọng đối với việc muốn/ động cơ thực hiện các tình huống mà chúng ta đã gặp phải trong quá khứ.

Vậy làm thế nào để biết là con bạn có cảm giác tự tin/ có năng lực hay không? Cơ chế xuất hiện ở các trẻ khác nhau thì khác nhau, nhưng một khi bạn biết phải tìm cái gì, bạn có thể bắt đầu hiểu khi trẻ cảm thấy thực sự lo lắng và bạn biết làm thể nào để đáp ứng lại một cách phù hợp. Dưới đây là một số cơ chế thể hiện thông thường bạn có thể tìm thấy khi trẻ có cảm giác thiếu năng lực:

• Chạy đi
• Khóc
• Cười khúc khích một cách không kiểm soát hoặc cười to
• Nói không hợp với hoàn cảnh/ nói linh tinh
• Kể đi kể lại một câu chuyện, nói cùng một câu, hoặc hỏi cùng một câu hỏi.
• Defiance
• Muốn kiểm soát hoạt động/ kiểm soát người khác/ làm theo ý mình
• Thể hiện sự chán
• Từ chối tham gia
• Aggression
• Thêm vào các biến thể cho hoạt động
• Lo âu
• Hành vi bị ám ảnh/ lặp đi lặp lại một hành vi

Nếu bạn thấy một hoặc nhiều hơn các biểu hiện trên xảy ra trong một hoạt động với trẻ, thì trẻ đang gần như cảm thấy không có khả năng. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để xây dựng khả năng trong các hoạt động.

• Đơn giản hóa hoạt động
• Tốc độ chậm lại
• Đánh giá các yếu tố làm sao nhãng sự tập trung của trẻ trong môi trường
• Nói ít đi
• Làm mẫu hoạt động
• Giao cho trẻ một vai trò rõ ràng trong hoạt động/ làm sao để trẻ hiểu rõ vai trò của mình trong hoạt động là gì
• Hạ thấp mục tiêu mong đợi
• Làm ngắn hoạt động lại
• Giúp đỡ một phần
• Giữ gần hơn khoảng cách của bạn với trẻ
• Khuyến khích trẻ

Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân làm cho hoạt động bị thất bại, cần quay băng lại và đánh giá hoạt động. Bạn sẽ thấy thực sự ngạc nhiên về điều bạn học được từ chính mình.

Xây dựng khả năng ở trẻ có thể mất rất nhiều công sức và đây là một quá trình vất vả. Nhưng với sự hướng dẫn nhất quán và sức chịu đựng/ sự kiên trì & nỗ lực không ngừng. Một khi trẻ đang cảm thấy có khả năng/ tự tin thì trẻ sẽ sẵn sàng tham gia vào các tình huống mới, trẻ sẽ thấy các hoạt động làm chung với bạn sẽ ngày càng dễ hơn. Trẻ cũng sẽ bắt đầu cho thấy sự sẵn sàng trong việc thử những điều mới và với thời gian lâu hơn nếu những điều mới trở thành những thử thách.

Monday, October 12, 2009

Xây dựng năng lực/ sự tự tin cho trẻ

Cảm giác thiếu năng lực
Là sự cản trở tiến tới thành công trong các hệ thống năng động


Sherri L. Miller,

Cả một bài bên dưới có thể tóm tắt ý như sau:
Xây dựng năng lực cho trẻ
= Xây dựng động cơ
= Hoạt động đơn giản + Ghi nhớ sự thành công
= Làm mẫu + giao tiếp năng động & bày tỏ: đợi con chủ động + hào hứng với sự thành công của trẻ: nhấn mạnh là "nhờ" có trẻ + ghi vào trí nhớ trẻ: xem lại + cùng làm/ song song/ luân phiên

Nhiều trẻ với hội chứng TK thể hiện sự thiếu tự tin thấp (về khả năng) một cách thái quá, điều này ảnh hưởng đến các mong muốn và các kỹ năng để giải quyết vấn đề, để giúp đỡ người khác hay thậm chí là chia sẻ cảm xúc. Thông thường, các trẻ TK thường biểu hiện rất thụ động hoặc là ít khi bày tỏ cảm xúc với những vấn đề thậm chí là đơn giản. Việc xây dựng trí nhớ về năng lực cá nhân một cách trực tiếp ở những giai đoạn đầu tiên của việc điều trị thường sẽ làm dễ dàng hơn cho việc thực hiện các chức năng & các kỹ năng năng động trong tương lai. Dưới đây là các chỉ dẫn để xây dựng năng lực/ sự tự tin/ sự thành thạo cũng như các “vấn đề tiềm năng" mà bạn có thể thực hiện đối với con bạn.

Các hướng dẫn để đưa đến cảm giác tự tin/ có năng lực

1. Hãy nhớ là sự tập trung của bạn là xây dựng ĐỘNG CƠ để cố gắng giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ/ đưa ra. Một khi có động cơ, thì các kỹ năng và sự thực hiện sẽ theo sau. Động cơ đến từ trí nhớ về sự thành công, vậy hãy bắt đầu với những vấn đề cực kỳ đơn giản ở đây và bây giờ (ví dụ: đưa lọ muối sang một bên để lấy hộp bánh trên giá, nhặt tất rơi dưới sàn lên…)


2. Một bước đầu tiên tốt là làm mẫu trong khi ám chỉ cho con bạn thấy cách mà bạn đang giải quyết vấn đề

ví dụ: Oh không, mẹ làm rơi tất rồi! Oh được rồi… mẹ chỉ cần nhặt nó lên”

Cách ám chỉ tốt nhất, tất nhiên, là sử dụng ngôn ngữ bày tỏ không lời nói một cách tích cực (ví dụ: nét mặt, cơ thể, hiệu quả âm thanh, …) nhưng ở đây để làm rõ ví dụ, ví dụ được viết dưới dạng ngôn ngữ lời nói. Nhấn mạnh sự bày tỏ không lời nói (và bày tỏ bằng ngôn ngữ có lời nói ngắn gọn hơn) cũng được sử dụng với những trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc có ít kỹ năng ngôn ngữ.

Bố/mẹ mà có cảm giác như mình là con rối & đang diễn kịch quay chậm với con là đúng. Mẹ Phương có cảm giác này khi mẹ bắt đầu dùng ngôn ngữ năng động để giao tiếp với Nem. Khi mẹ mới sử dụng kỹ năng này, thì Nem rất tò mò & xem mẹ làm – đặc biệt khi thấy thái độ của mẹ khác với bình thường trước đó.


3. Sau đó, nhấn mạnh việc bạn gặp phải vấn đề tương tự và rằng bạn cần có sự giúp đỡ của con. Hơn là đưa ra chỉ dẫn con phải làm gì, đơn giản chỉ bày tỏ cái gì sai trong khi ám chỉ gián tiếp rằng bạn cần sự giúp đỡ

ví dụ: Oh KHÔNG, Lại nữa rồi, Cái áo bị rơi !

Xin nhớ là, bày tỏ, bất kể có lời hay không lời, không đòi hỏi sự trả lời từ phía trẻ. Hơn thế, suy nghĩ về cách nói sao cho nhấn mạnh các cơ hội để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra giải pháp.

Một cách khác để nhấn mạnh vấn đề là đưa ra các câu bày tỏ đặc biệt về khả năng của trẻ để giải quyết vấn đề tại chỗ:
“mẹ cá là con biết cái áo ở đâu”
“mẹ cá là con biết phải làm gì với nó”
“Cái này quá khó đối với mẹ, nhưng con thì có thể làm được?”


Thêm vào đó, bạn có thể thử trêu chọc, nói ngược lại điều mình muốn, giọng nói phải thật vui vẻ và biểu hiện ở nét mặt giọng nói một cách hiệu quả sao cho con biết là bạn đùa. Tuy nhiên, trẻ phải sẵn sàng với kiểu giao tiếp này, có một số trẻ chưa quen đùa kiểu này thì nên tránh.
“Con chắc không biết làm rồi !”
“Con chắc không thể làm được việc này”
“Nhưng con không thích chơi trò này mà”
“Đừng có làm nữa”

4. Nếu con bạn gặp khó khăn khi thực hiện các chiến lược đã được làm mẫu, thì dùng sự chỉ dẫn gián tiếp để gợi ý sự giúp đỡ bạn cần là gì: “mẹ biết chúng ta sẽ làm gì….” Đợi tối thiểu 45 giây để cho phép thời gian con bạn hiểu. Khi con bạn nhìn bạn với vẻ tò mò về lời gợi ý của bạn và bắt đầu giao tiếp, “Mình sẽ phải làm gì ?” là thời gian thích hợp để làm mẫu việc giải quyết vấn đề lần nữa và đưa ra một lời chỉ dẫn gián tiếp khác. Mấu chốt ở đây là phải đợi cho động cơ của con bạn để có thể học được từ bạn.

5. Một khi con bạn giúp đỡ bạn, phải nhấn mạnh tầm quan trọng khi có con giúp đỡ. Phần lớn sự tự tin/ năng lực là ở chỗ mình hiểu vai trò của mình trong việc giúp đỡ người khác, không bất kể ở đâu ở gia đình, trong nhóm bạn, hay ở lớp, ở cộng động hay bất cứ môi trường nào. Vài ví dụ là:

“Con đã tìm thấy đậu xanh ! Thì mình có thể làm món ăn tối!” (ý là nhờ có con tìm thấy đậu)
“Bây giờ gia đình mình có thể có quần áo sạch rồi!” (ý là nhờ có con cùng cho quần áo vào máy giặt)
“Chúng mình đã làm tổ cho chim, những con chim sẽ thực sự thích nhà của chúng” (ý là nhờ có con cùng làm tổ chim)
“Cám ơn con, anh con có cái để chấm khoai tây chiên” (ý là nhờ có con đổ ketchup ra)

6. Mục tiêu là các ký ức đã được hình thành và sẽ được ghi nhớ lại, và sau này được mang ra xem lại 1) vấn đề và 2) tình cảm khi giải quyết được vấn đề.
Điều này có nghĩa là nếu sử dụng hình vẽ/ ảnh chụp như là phương pháp để xem lại và để ghi nhớ thì cần làm 2 bộ. Mình hiểu là sự thành công của giải quyết vấn đề sẽ đều được ghi nhận lại bằng hình ảnh/ ảnh chụp hoặc vẽ lại và được mang ra xem lại để con nhớ tình huống, cách giải quyết vấn đề & để con nhớ lại cảm xúc tự tin/ năng lực của con khi giải quyết được vấn đề


7. Sử dụng khuôn khổ bài tập/ việc làm: cùng làm song song – hoặc là theo chuỗi (luân phiên nhau) hoặc làm cùng nhau. Điều này sẽ cho trẻ cảm giác là trẻ có một vai trò nào đó trong thời gian của bạn trong khi đó luôn giữ cho hoạt động đơn giản đủ để trẻ thành công.

8. Chia sẻ tình cảm và kết quả hành động không chắc chắn cần được xếp hàng thứ yếu. Có thể sử dụng ở đây nhưng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất trong khi xây dựng năng lực/ sự tự tin ở trẻ. Sự nhấn mạnh hào hứng & rõ ràng của người dạy (= như vậy trẻ ghi nhớ sự thành công) cần được ưu tiên để có được người học trò thành công.

Các công việc có thể làm cùng nhau


cần một vật không có ở đây
đi tìm một vật
cùng mang/ cầm những vật nặng
quên mất/ bỏ sót một vật quan trọng
cùng xây hoặc xây lại một cấu trúc/ trò xếp hình
điều chỉnh lại những việc làm quá hoặc chưa tới như trò ném bóng, tung vòng…
bắt vật đang rơi, hứng vật đang chảy xuống

2194: Sử dụng nguyên tắc RDI vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Tháng vừa rồi, mẹ bỏ bê Nem & ít làm RDI với Nem hẳn. Mấy ngày vừa rồi, mẹ dành thời gian cho Nem thì lại cảm thấy cạn ý... đấy là lỗi tại lâu lâu không làm là lại quên bài... nên lại lôi ppt của Maisie ra dịch, để có thêm ý tưởng làm RDI. Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động phù hợp với lịch Tây, để sử dụng cho Ta thì cần phải điều chỉnh chút ít.

Mục tiêu bố mẹ 2194

- Bố mẹ đang học cách làm sao để phát triển RDI/remediation vào ngày càng nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.
- Bạn đang tiếp tục đi tìm & tìm ra các cơ hội để thiết lập các sự khám phá/ các hoạt động và xây dựng tiếp các giai đoạn cho những khám phá mới/ hoạt động mới
- Bạn dần dần giới thiệu cho con bạn thấy những yếu tố giao tiếp băng diện rộng ngày hàng nhiều hơn vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày bằng việc nhấn mạnh các kênh giao tiếp khác nhau trên các cơ sở cũ.

Hoạt động hàng ngày: Chất lượng hơn số lượng

Hai loại cơ hội để làm RDI

- Các hoạt động được dàn dựng sẵn:

o Những cơ hội để làm RDI được sắp đặt trước thì quan trọng đối với những cha mẹ mới và cho những mục tiêu mới
o Các hoạt động được dàn dựng sẵn thường hiệu quả hơn cho những mục tiêu mới
o Không nên chỉ dựng sẵn các hoạt động RDI để thực hành các mục tiêu của RDI

- Các hoạt động ngẫu hứng

o Là các khoảng khắc RDI nhỏ tự phát
o Thời gian ngắn
o Luôn luôn có những cơ hội để chia sẻ trải nghiệm và khám phá nhận thức

o Ví dụ về những hoạt động RDI ngẫu hứng
 Các nụ hôn trước khi đi ngủ (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn thơm Nem, làm chậm chu môi, chờ.., biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
 Lúc ôm nhau (chia sẻ trải nghiệm mẹ muốn ôm con, làm chậm, mở rộng tay, chờ…, biểu lộ cảm xúc nét mặt ánh mắt giọng điệu, gì nữa nhỉ ?)
 Lúc cài dây an toàn
 Đi các đường đi khác nhau đến trường
 Giữ lại cái gì mà trẻ đang thích (và đợi xem trẻ phản ứng…)
 Cố tình làm một điều gì đó sai hoặc để một cái gì đó vào sai vị trí
 Nói điều gì đó không đúng ngữ cảnh
 Sử dụng từ mồi, gợi ý (trigger words)
 Nhấn mạnh điều gì đó một cách không bình thường bằng giao tiếp năng động (ánh mắt, biểu hiện mặt, ngôn ngữ hình thể, giọng điệu)
 Cùng nhau mang một vật gì
 Đi bộ
 Đưa vào một số tiếng kêu lạ tai & vui vào bài hát con thích
 Chạy & nhảy
 Cầm một thứ gì đó theo các cách khác nhau
 Mẹ đến bên bông hoa và bày tỏ điều gì đó mẹ nghĩ và để con cùng bày tỏ
 Cầm tay con, đưa lên tai mẹ để chỉ cho con thấy mẹ đang nghe thấy điều gì đó
.
o Khi nói chuyện, phải sử dụng nét mặt trước, sau đó sự dụng việc liếc mắt/ liếc mặt chỉ vế phía đường mà bạn và con muốn đi tiếp/ muốn làm tiếp … kỹ năng này mẹ Phương đang thiếu

o Có thể sử dụng nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một hoạt động
o Đưa âm nhạc vào hoạt động: hát bài chỉ dẫn lúc mới làm hoạt động, ví dụ dùng nhạc bài hát Nem thích & hát thành lời chỉ dẫn
o Đổi vai trò hoạt động giữa con và bố mẹ
o Không sử dụng mãi một hoạt động, hoạt động luôn luôn mới & biến đổi

- Tất nhiên là không phải tất cả các gợi ý trên đều phù hợp với con bạn và gia đình bạn, do đó phải biến đổi chúng thành riêng của mình
- Chọn vai trò thích hợp cho con trong hoạt động, con phải có vai trò chủ động
- Nghĩ đến sự trợ giúp con khi cần thiết

- Không nhất thiết phải chọn hoạt động mà trẻ thích, điều quan trọng hơn là trẻ đang khám phá điều mới VỚI BẠN

o Trước giờ tới trường:
 Gói đồ mang tới trường: gói đồ ăn, balo, túi để bút
 Vệ sinh cá nhân: rửa mặt, đánh răng, chải tóc
 Mặc quần áo: con chọn quần áo mà con thích mặc
 Kiểm tra lại: con đã có đủ thứ con cần chưa ?

o Sau khi ở trường về:
 Làm bánh: chọn loại bánh sẽ làm, cắt bánh, chuẩn bị, cùng ăn & chia bánh

 Làm một danh sách:
• Các việc con và bố mẹ đã làm tối nay
• Những thứ cần gói mang đi ngày mai
• Danh sách đồ phải mua
• Danh sách việc làm của tuần
• Những thứ cần dọn/ sắp xếp lại

 Cùng dọn dẹp:
• Chỗ để đồ ăn
• Giá sách
• Thùng đồ
• Ngăn kéo tất
• Tủ/ giá đựng gia vị

 Kiểm tra:
• Cùng con kiểm tra xem cây có cần tưới nước không?
• Có cái gì ở dưới hay là đằng sau tủ?
• Tìm cái tất bị mất

o Buổi tối:
 Cơ hội RDI trong bữa ăn gia đình:
• Rửa rau, cắt rau, trộn salad, chia salad vào đĩa
• Lau bàn
• Dọn bàn ăn
• Mang đĩa
• Chuyển đĩa
• Ngửi đồ ăn, hoặc là đoán xem đang nấu gì?

 Sau bữa ăn:
• Rửa bát
• Mang bát vào máy rửa chén bát
• Lau khô bát đĩa
• Vứt đồ vào thùng rác, mang rác đi đổ
• Lau bàn

 Chuẩn bị đồ cho sáng hôm sau:
• Đoán thời tiết và xem cần phải mặc gì vào ngày mai
• Cần mang gì trong balo đến trường
• Cần mang gì cho bữa trưa
• Lên dây đồng hồ
• Những điều cần nhớ

 Giờ tắm
• Chọn đồ chơi cho lúc tắm
• Rửa sạch đồ chơi khi tắm xong
• Tắm và chà bằng bàn chải lớn/ bông tắm lớn
• Đánh răng cùng nhau
• Chải tóc cùng nhau
• Cùng lấy sữa tắm

 Đi bộ buổi tối
• Đi bộ với đèn pin
• Đi bộ và cùng cầm một cái gì đó
• Đi đến và cùng ngửi mùi
• Đi đến để nghe cái gì đó
• Cùng nhặt đồ, vừa đi vừa nhặt sỏi, nhặt lá cây…

 Đọc:
• Đọc sách
• Nhìn các bức tranh, ảnh, kể lại chuyện trong ngày
• Chia sẻ cảm xúc về những câu chuyện mà bạn đọc thêm cho con hàng đêm, mỗi đêm là một câu chuyện tiếp diễn theo của đêm trước
• Chia sẻ nhật ký ngày, ngày làm việc của bạn
• Kể chuyện mà không cần sách và liên tục mỗi ngày, chuyện ngày hôm nay tạm dừng mai kể tiếp…

- Bài tập về nhà:
o Làm thời gian biểu của gia đình
o Tô đậm các cơ hội cho các hoạt động có thể dàn dựng được cho mỗi bố/ mẹ
o Kiểm tra lại thời gian biểu cùng với vợ/ chồng

Monday, October 05, 2009

2156 : Thời gian biểu hàng ngày

Mục tiêu bài tập:

Quản lý thời gian thực tế: Tạo ra những không gian cho hoạt động tham gia được hướng dẫn

Gợi ý:

Mục tiêu này để học cách làm thế nào để dành thời gian cho RDI, làm thế nào để kết hợp RDI vào các hoạt động hàng ngày hiện nay và dành thời gian cho các thành viên khác trong gia đình.

Vậy để bắt đầu, tôi muốn bạn và Long điền vào form đính kèm càng chi tiết càng tốt. Đừng cùng lúc điền tất cả các thông tin, rất khó nhớ bạn đã làm được gì vào ngày thứ 2 nếu hôm nay là chiều chủ nhật. Thay vào đó, vào cuối ngày, bạn lấy ra 5 – 10 phút để viết ra bạn đã làm gì trong ngày đó. Tôi không cần chi tiết của hoạt động, chỉ cần điền thông tin vừa đủ. Nhưng tôi muốn nhìn thấy các chi tiết về cuộc sống cá nhân bạn và các hoạt động của bạn với các thành viên trong gia đình

Mô tả bài tập:

Bạn đang cân nhắc một cách cẩn thận : bao nhiêu thời gian thực tế bạn có thể bạn có thể cam kết để nuôi dạy con em mình. thời gian bạn cam kết để nuôi dạy con là thời gian ưu tiên sử dụng cho việc giúp con phát triển và giúp con lớn, không phải để đưa ra lửa, cáu giận hay phản ứng với con. Bạn dành ra những khoảng thời gian mà bạn không bị áp lực hay không cảm thấy vội vàng. Bạn cũng phải dành thời gian khi đứa trẻ về mặt tình cảm và vật chất đáp ứng được cho việc làm RDI/ phục hồi.

Bạn nhận ra rằng thời gian phục hồi/ làm RDI là thời gian tốn công sức về mặt trí lực nhất trong một ngày của trẻ. Làm việc để đạt được các mục tiêu RDI/ phục hồi phải là điểm tập trung trong khoảng thời gian chính của một tuần.

Bạn phải cam kết việc thay đổi lịch để đưa ra các cơ hội hiệu quả nhất cho việc phục hồi/ làm RDI. Những sự kiện kém quan trọng sẽ được loại bỏ khỏi lịch của trẻ.

BẠn phân tích các hoạt động hàng ngày của bạn để xác định các cơ hội làm RDI/ phuc hồi.

Bạn lên kế hoạch để dành nhiều thời gian cho những việc đơn giản như đi bộ, và duy trì thành thói quen. Bạn sẽ đưa vào lịch các việc bạn sẽ làm với trẻ trong những hoạt động mà bạn phải làm và những hoạt động mà bạn thích làm. Bạn phải lên kế hoạch thời gian cho nhiều “trải nghiệm” nhỏ.

Sunday, October 04, 2009

Giơ gậy cùng bố



Ban đầu bạn đã có những rắc rối khi mời Nem tham gia vào hoạt động & ngồi xuống, nhưng một khi hoạt động đã bắt đầu thì mọi sự đã diễn ra khá tốt. Có sự đa dạng của các hoạt động, cả về giọng nói và cử chỉ. Nem đã nhìn bạn rất tốt và chủ động cố gắng thực hiện vai trò của mình.

Phải cẩn thận. Có vài thời điểm, Nem đưa gậy lên và đưa gậy xuống trước khi bạn làm. Chúng ta không muốn Nem chỉ đơn giản là bắt chước hành động của bạn và sau đó đoán xem mình nên làm gì. Chúng ta muốn Nem chủ động điều khiển bạn và đợi các dấu hiệu của bạn trước khi bạn hành động. Nếu bạn nhìn thấy Nem đang cố gắng bắt chước hành động của bạn, thì cố gắng làm cho hành động trở nên đa dạng hơn. Nếu Nem nghĩ là bạn sẽ nâng gậy lên, thì bạn đừng làm thế. Hãy làm điều gì khác đi để Nem phải phán đoán. (có vẻ như bạn đã bắt đầu điều chỉnh Nem sau đó ở clip này khi Nem bỏ gậy xuống trước bạn - như thế là tốt !)

Tôi đồng ý với Phương rằng bạn nên thêm vào các hoạt động đa dạng & biến đổi hơn nữa, làm cho tình huống năng động hơn, thoát khỏi các hoạt động tĩnh, và đảm bảo rằng Nem phản ứng một cách năng động với bạn. Ngoài ra, tôi thấy hoạt động này tốt ! Bạn làm tốt !

Hand & body movements



Hun nhau :-D - Kissing - a "RDI on the Fly" activity



Hoạt động mẹ thích nhất từ trước tới nay ... ha ha...

Rất dễ thương (Maisie khen.. he he) Đây không phải là hoạt động RDI chính thức, nhưng thực tế có một vài khoảng khắc RDI rất hay ở đây: nhịp điệu lặp lại, sự biến đổi nhịp điệu, sự điều khiển năng động. Đây có thể nói là "RDI on the Fly" activity, như là TS. Gutstein gọi như thế. (mẹ hiểu là hoạt động RDI ngẫu hứng nhỉ? cứ hiểu bừa như thế, vì tra từ điển không ra.. hihi..) Thực tế, Nem đang điều khiển một cách chủ động các từ/ âm thanh của mẹ khá hay. Nem hiểu các ngôn ngữ không lời nói và chủ động đảm nhận vai trò của mình. Sự cùng tự điều chỉnh tốt từ phía Nem !

Cùng uống nước



Đây là clip tốt. Nem có khả năng cùng điều chỉnh với bạn, với giọng nói của bạn, và tốc độ của hoạt động tốt. Tuy nhiên ở đây thiếu thử thách, Nem sẵn sàng để đảm nhận thêm trách nhiệm cùng điều chỉnh với bạn ở những hoàn cảnh phức tạp hơn.

Tăng khoảng cách tiếp xúc giữa bạn và Nem là cách tốt để thử thách Nem. Nem rõ ràng đã sẵn sàng ngồi xa hơn. Cố gắng dựng hoạt động vào các bối cảnh khác, hai mẹ con ngồi 2 ghế khác nhau, mặt đối mặt. Ở tư thế mặt đối mặt, Nem sẽ nhìn bạn và điều khiển bạn và có khả năng cùng điều chỉnh tốt hơn. Vẫn làm các hoạt động này, nhưng thêm vào các gợi ý không lời nói để chỉ cho Nem thấy bạn muốn gì. Ví dụ bạn có thể sử dụng ánh mắt để chỉ ra ai là người uống tiếp theo, hoặc bạn há mồm khi đến lượt bạn. nếu những điều này là khó với Nem, bạn có thể chỉ người nào tiếp theo. Đừng làm đơn điệu hoạt động :mẹ - con - mẹ - con, làm cho nó năng động hơn: mẹ - mẹ - con - mẹ - con - con, để Nem không chỉ đơn giản là nhớ nhịp !

Mục tiêu 893 : Cùng điều chỉnh

Tóm tắt:

Bạn nhận thấy rằng các hoạt động của bạn có thể cùng được đồng bộ hóa - phối hợp, nhưng không bị điều khiển lẫn nhau. Bạn nhận ra rằng các hoạt động của bạn không bị điều khiển bởi các hoạt động của trẻ và các hoạt động của trẻ không bị điểu khiển bởi hoạt động của bạn (đây là phần đầu tiên của mục tiêu cùng điều chỉnh) --) có nghĩa là hai người cùng làm một cách tương đối tự do, mà vẫn đồng bộ --) khó quá nhỉ?!

Mô tả hoạt động:

Bài tập này tập trung vào sự khám phá của trẻ rằng trẻ có thể tương tác với sự dẫn dắt của người lớn một cách xây dựng, nhưng không hoàn toàn có thể đoán trước được (bạn có những lúc bị điều khiển và đôi lúc bạn điều khiển con). Sự khám phá này cung cấp cho trẻ phương tiện thứ ba của giao tiếp và tương tác, khác với việc điều khiển người khác hoặc chỉ là hành động dập khuôn. Cách thứ "ba" này là cái mà chúng tôi đề cập đến như là sự "cùng điều chỉnh" là nền tảng cho mọi giao tiếp của con người.

Sự cùng điều chỉnh cho phép những người tham gia có sự tự do nhất định, nhưng vẫn trong một khuôn khổ chung (ở các giai đoạn đầu, khuôn khổ này được xây dựng bởi người lớn). Đạt được mục tiêu này là tiêu chí đầu tiên để trẻ tiếp tục đến con đường trở thành người học việc. Đạt được mục tiêu này cũng là tiêu chí chỉ ra rằng trẻ hiểu những nền tảng cơ bản của giao tiếp; rằng các hành động của trẻ nhằm để đáp lại với các hành động của người đối tác đã khởi xướng, mục đích là để duy trì trạng thái cùng điều chỉnh. Các hoạt động của trẻ sẽ sẽ là kết quả của các hoạt động tiếp theo của người đối tác và các hoạt động này hoàn toàn không thể đoán trước, nó có thể ngẫu hứng hoặc là thử thách. Ở 9 tháng tuổi, trẻ bình bình thường dành nhiều thời gian của chúng để tham gia vào các hoạt động cùng điều chỉnh với người lớn hơn là các hoạt động khác.

Tiêu chí để đạt được mục tiêu:

Sau khi hoạt động diễn ra, trẻ liếc nhìn người hướng dẫn để xác định việc trẻ sẽ làm tiếp theo - Trẻ sẽ thăm dò hoạt động tiếp theo để đáp lại hoạt động của người hướng dẫn. Phân tích hoạt động với video clip, qua khuôn khổ hoạt động đơn giản trong khoảng 3 - 10 phút.

Trẻ sẽ có thể đồng bộ hoạt động của trẻ với bạn mà không muốn điều khiển bạn.
Thử thách: khi người hướng dẫn đưa vào các sự biến đổi liên tục ( thay đổi tốc độ, độ cao, tạm dừng..), trẻ sẽ có thể thay đổi hoạt động của trẻ thay vì bỏ cuộc.
Nhấn mạnh: nhớ nhấn mạnh thời khắc trẻ thay đổi hoạt động của mình để đồng bộ với bạn.

Gợi ý cách làm:

Đảm bảo rằng các hoạt động của mỗi người phải đủ chậm để trẻ hiểu. Đảm bảo có những quãng nghỉ giữa các hoạt động để bạn có thể nhấn mạnh khi trẻ đáp ứng/ trả lời lại với hoạt động của bạn. Người hướng dẫn có thể giao tiếp theo những cách rất đơn giản về sự đa dạng mà mình đưa ra, và mục tiêu là duy trì khả năng cùng điều chỉnh. Người hướng dẫn có thể chạm vào trẻ.

Khuôn khổ hoạt động:

Trẻ có thể không hoàn toàn đảm nhận một vai trò trong suốt hoạt động. Hơn thế, trẻ có thể đáp lại các hoạt động của người hướng dẫn một cách đơn giản, quá trình liên tục để cùng sáng tạo ra vai trò tương tác của nhau. Môi trường Nhà hoặc nơi nào có sự giảm thiểu sự sao nhãng.