Saturday, June 13, 2009

Reflection

Mom is wondering if Mom & Dad are on the right track

Positive sign:
- we feel we have more emotional connection with Chi. ex. more eye contacts with smiles between us, Chi start the connection by holding Dad's hand
- Chi seems more happy: with smiles, come & go freely, swing his arms

Negative sign:
- however he is more naughty: difficulty to engage his attention, it seems he knows he has the right to refuse doing things so he just do his own business (Mom don't think the reason is from distractions around, rather he could just enjoy himself by lay on the floor for example) while Mom is waiting for his readiness.

So it is really take times (30 minutes to 1 hours just for starting activities). it exhausts mom's patience. Chi doesn't ignore only mom, but he ignores also other people like Dad or grandma

Maisie reply that Chi is smart enough to recognize that he is slowly losing control over his interactions with mom (and the household in general) and is most probably not very happy about it. The behaviors that Mom describes are typical signs of the passive resistance that children exhibit in this stage of the program.

---------
* Sau 1 thời gian ngắn thực hiện RDI với Nem. Mẹ và bố đều cảm thấy Nem vui vẻ hơn, kết nối tình cảm với bố mẹ tốt hơn.

Bằng chứng là việc thỉnh thoảng Nem lại ra nhìn mẹ đắm đuối và cười :-) Hay việc Nem tự động ra dắt tay bố đi bộ. Bố cũng nói là hôm ngủ hình như Nem ôm bố.. làm bố cảm động vãi.. Ở nhà cũng ít thấy tiếng hét hay tiếng quát tháo của bố mẹ với con :-)

Mẹ thấy con cứ nhí nha nhí nhảnh, nhảy tưng tưng, chân tay vung vẩy, mặt hí hửng: chắc là do ít bị quát tháo & ép buộc.

Khi con tham gia làm cùng bố mẹ các hoạt động thì con cũng có vẻ thích hơn & nhiều khi có vẻ tự nguyện: thỉnh thoảng nhìn mẹ cười khoái trí khi mẹ làm tiếng kêu ì ù à... pốp... (Nem thích các âm thanh kiểu cảm thán)

Tuy nhiên, Nem lại có vẻ bướng bỉnh hơn, bướng cả với bố mẹ & bà,làm gì cũng phải ra dắt tay, vì nhiều khi Nem cứ nhẩy tưng tưng lên theo kiểu sướng quá ý. Khó khăn trong việc bắt đầu làm một hoạt động gì đấy, phải chờ đợi rất lâu. Mẹ cảm giác con biết là con có quyền từ chối tham gia, nên nhiều khi con cứ nhởn nhơ, chả làm gì cả nhưng bộ mặt vẫn rất viên mãn trong khi mẹ thì cứ đợi cho con... sẵn sàng.. đến sốt ruột. Nếu theo phương pháp can thiệp như trước đây bố mẹ áp dụng, thì cứ dùng vũ lực, cầm tay chỉ việc, bắt con làm bằng được là xong & hoan hô nhiệt liệt hay cho phần thưởng :)

Về kỹ thuật RDI thì Nem nhiều khi vẫn điều khiển bố mẹ, chắc dần dần thì bố mẹ mới quen được.

Maisie giải thích có vẻ Nem như thế là có tiến bộ. Và phản ứng như vậy là phản ứng bình thường của trẻ ở giai đoạn này. Mẹ cũng hy vọng là Nem có tiến bộ :) Nhưng bố thì sợ sẽ thành thói quen là làm gì cũng phải chờ đợi, trong khi cuộc sống thực tế thì nhiều khi mình không thể đợi được.

* Với RDI, tốc độ chậm, bố mẹ dành nhiều thời gian cho con, nên mẹ cũng hiểu con hơn. Trước đây làm gì cũng nhanh, cũng gấp, nên nhiều khi mẹ không hiểu nổi tại sao con lại cư xử/ hay có hành vi như vậy. Bây giờ thì mẹ dành nhiều thời gian ngắm nhìn con hơn, mẹ cũng phần nào hiểu được những lý do của các hành động con làm.

Buồn cười nhất là khi mẹ cáu mẹ quát con, là con cũng quát lại mẹ (làm cho mẹ đang bực mình với con mà lại phải cười thầm: thằng này giỏi !) Mẹ bình tĩnh thư giãn, thì con cũng bình tĩnh phởn phơ. Mẹ cuống quít vội vã, thì con cũng quáng quàng. Bây giờ thì mẹ mới hiểu thực sự là tâm lý của con cái chịu ảnh hưởng rất lớn từ tâm lý bố mẹ ! Đúng là khi con cáu giận, cách hiệu quả làm con bình tĩnh lại là bố mẹ cũng phải bình tĩnh & nhẹ nhàng.

1 comment:

  1. I love this entry, he's so sweet and tricky, this little Nem. It's real that when we do rush, we will miss chance of experiencing great moments with our children.

    ReplyDelete