Để hạn chế việc Nem vượt mặt bố mẹ, hay tự ý là trước bố mẹ mà không đợi ở bài "hiểu ý nghĩa nét mặt & cử chỉ" thì cần :
- không làm những hoạt động chơi nữa. Làm những hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà Nem chưa có kinh nghiệm, ít làm, chưa biết cách làm. VD: cùng cất rau vào tủ lạnh, rửa hoa quả, etc.
- Trợ giúp bằng cách cần 1 người đằng sau Nem, ví dụ Nem làm hoạt động với bố. Mẹ nói là Nem ngồi lòng mẹ, mẹ sẽ giúp Nem cách đợi, mẹ cầm tay Nem & mẹ cùng làm với Nem. Để Nem không tự ý làm trước
- Hạn chế nói bằng lời, để nhấn mạnh ngôn ngữ giao tiếp bằng hình thể, cử chỉ, nét mặt. Để Nem hiểu thông điệp của các ngôn ngữ hình thể & cử chỉ. Cố gắng làm sao cho tự nhiên. Qua đó cũng tập cho Nem khả năng quan sát.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ cử chỉ, ví dụ chỉ từ điểm này đến điểm kia ý nói con đi từ chỗ này đến chỗ kia. Hoặc cử chỉ truyền tải thông điệp "dừng lại" "đi" "tiếp tục".
Thursday, March 18, 2010
Wednesday, March 17, 2010
Tìm đúng mầu - bài tập hiểu hướng nhìn
Maisie trả lời:
Tôi nghĩ là Nem làm tốt hơn so với clip đi bộ. Tôi nghĩ vì hoạt động đi bộ đơn giản hơn so với chơi trò chơi này.
Nếu bạn muốn sử dụng các loại hoạt động như thế này, bạn cần phải đơn giản hóa bằng cách dấu vật đi hoặc cất những thứ làm cho Nem bận tâm như cái đồng hồ & Nem phải dùng tay để quay nó chẳng hạn. Bạn đã nhìn ra được điều này.
Lần sau, cần phải lên kế hoạch cho hoạt động ngay từ đầu (khà khà.. cái này mẹ cũng đã thảo luận với bố, đúng là lên kế hoạch hoạt động làm sẽ dễ thành công hơn là làm theo bản năng). Tôi sẽ không lặp lại hoạt động này nữa vì Nem đã biết cách làm rồi.
Tôi khuyên bạn nên thử với các hoạt động thường nhật:
- Rửa hoa quả
- Cất rau đi, cho rau vào tủ
- Phơi quần áo.
- v.v..
Phần mẹ trả lời cho câu hỏi planning của clip:
Vai trò của Nem là gì? cùng điều chỉnh với bố và mẹ. Chọn màu mà bố đưa ra, sau đó quay kim đồng hồ về màu tương ứng. Với mẹ, Nem lấy ngựa & mang nó về ô cùng màu ngựa. Đây là hoạt động mất khoảng 20 phút. Mẹ đã cắt bớt và làm ngắn lại thành 9 phút. Tiếc là mẹ upload nhầm clip, nên mất mất 3 phút sau làm hoạt động với mẹ.
How are you going to simplify the activity for him?
First we start with one object at once time. Then we give out two objects, then use facial gazing to tell which one is the one we chose.
What are the ongoing small variations?
Not much I think, just different colors I guess, or one object, then two objects.
What challenge did you plan for him?
When we give two objects, he have to look at us to know which one we want to give him.
After the activity:
How did the activity go?
Nem always jumps ahead of us.
He didn’t look up or look at us, but it seems that he knows exactly which color is going to be. Is this acceptable ?
With one object visible on Dad’s hand, Nem said the name of the color without look up at Dad, then he turn the clock. Is this acceptable ?
With two objects visible on Dad’s hand, Nem just say the name of the color without looking up, it’s like a try on. You will see in the clip. Is this acceptable ?
Then we think that we should not make the color visible for him, because he always say first & do first without waiting. Dad hire the color on this hand. When we hire the color, things goes better. But he is still guessing, by saying the name of color without waiting & look at Dad.
At the last 3 minutes doing with mom, unfortunately which is not in the clip I think that it is much better, because I hire the horse on my back, then I give out each one slowly. He could not guess & it is like a secret until I use facial gazing to indicate the which hand I will open for him to see the horse. So I think that it is better.
Where you guiding slowly?
We think that it is not slow enough. To stop Nem “jump ahead” we must be slow down more, and make things un-predictable.
What would you do differently?
Slow down more, make things became un-predictable. We would like to know about your suggestion to make this activities differently ?
Hiểu hướng nhìn khi đi bộ
Understanding Gaze-shifting & Gesture
Maisie nói là Maisie rất thích clip này.
Cô ý nói là bố Nem đã trở thành người hướng dẫn tốt (bố Nem quả này mũi đã to lại càng nở to rồi). Cô ý thích sự đa dạng của hoạt động, và cách bố sử dụng kênh giao tiếp không lời, bố đã làm hoạt động này trông rất tự nhiên như là mong muốn.
Sự đa dạng của hoạt động đã đưa ra các tình huống cần có sự cùng điều chỉnh và Nem đã biết ở lại & theo bố. Nem kiểm tra bố để biết đường nào sẽ đi và Maisie cho rằng Nem đã làm rất tốt với mục tiêu của bài tập này.
Maisie muốn bố nói với Nem là "bây giờ, đợi tín hiệu của bố" - cầm tay Nem và dừng lại, sau đó nhìn về hướng cần đi. Và bố chỉ cần làm thử thách này vài lần thôi.
Maisie nghĩ rằng Nem hiểu thái độ và nhìn mặt là có ý nghĩa (truyền đạt thông tin). Bố mẹ có nghĩ là Nem hiểu không ? (ôi mẹ không chắc lắm... nhưng cũng có thể ! Bố Nem nghĩ sao? )
Một phần thú vị là Nem đã sử dụng ngôn ngữ hình thể và khuôn mặt, điều này rất tốt. Nem đang thực hiện nó mà không cần chúng ta phải dạy.
Phần trả lời cho câu hỏi của clips:
Vai trò của Nem? Theo dõi bố & theo bố. Nem phải kiểm tra với bố thường xuyên là bố muốn đi hướng nào.
Bạn đã làm đơn giản hóa hoạt động như thế nào cho Nem? Chỉ đơn thuần đi bộ, thỉnh thoảng dừng lại
Các sự đa dạng/ biến thể của hoạt động là gì? đi các hướng khác nhau, đi chậm, đi nhanh hơn chút, ngồi lại.
Thử thách bạn đặt ra cho Nem? ở ngã ba, Nem phải kiểm tra với bố là bố muốn đi theo hướng nào.
Theo bạn thì hoạt động đã diễn ra như thế nào? Nem đã rất thông thạo trung tâm thương mại này. Nem biết chính xác hướng cần đi & điểm đến là đâu (vì lần nào điểm đến cũng là khu bán đồ chơi & khu Funny Land) Do đó, Nem rất hối hả & muốn đến nơi đó một cách nhanh nhất có thể. Thỉnh thoảng, Nem đã điều khiển bố, Nem muốn bố đi theo đường Nem chỉ. Sau 25 phút đi lòng vòng (mà thông thường chỉ mất 5 phút là đến thẳng khu đồ chơi), Nem không thể chịu đựng được nữa, khi đến gần cửa hàng bán đồ chơi, Nem chạy thẳng vào đó luôn, mặc cho bố gọi.
Bạn đã hướng dẫn với tốc độ chậm ở đâu ? Trong suốt clip.
Nếu muốn làm khác đi, bạn muốn làm gì ? Chúng tôi không biết phải làm khác đi như thế nào? Vấn đề là Nem toàn là người khởi đầu, chủ động chỉ hướng đi, sau đó mới kiểm tra với bố xem có đúng không. Chứ Nem không kiểm tra với bố trước. Không biết như thế có được không nhỉ ? Nhờ Maisie tư vấn giúp nếu làm khác đi thì làm như thế nào? (Tiếc là Maisie không trả lời những câu hỏi trên của mẹ :()
Maisie nói là Maisie rất thích clip này.
Cô ý nói là bố Nem đã trở thành người hướng dẫn tốt (bố Nem quả này mũi đã to lại càng nở to rồi). Cô ý thích sự đa dạng của hoạt động, và cách bố sử dụng kênh giao tiếp không lời, bố đã làm hoạt động này trông rất tự nhiên như là mong muốn.
Sự đa dạng của hoạt động đã đưa ra các tình huống cần có sự cùng điều chỉnh và Nem đã biết ở lại & theo bố. Nem kiểm tra bố để biết đường nào sẽ đi và Maisie cho rằng Nem đã làm rất tốt với mục tiêu của bài tập này.
Maisie muốn bố nói với Nem là "bây giờ, đợi tín hiệu của bố" - cầm tay Nem và dừng lại, sau đó nhìn về hướng cần đi. Và bố chỉ cần làm thử thách này vài lần thôi.
Maisie nghĩ rằng Nem hiểu thái độ và nhìn mặt là có ý nghĩa (truyền đạt thông tin). Bố mẹ có nghĩ là Nem hiểu không ? (ôi mẹ không chắc lắm... nhưng cũng có thể ! Bố Nem nghĩ sao? )
Một phần thú vị là Nem đã sử dụng ngôn ngữ hình thể và khuôn mặt, điều này rất tốt. Nem đang thực hiện nó mà không cần chúng ta phải dạy.
Phần trả lời cho câu hỏi của clips:
Vai trò của Nem? Theo dõi bố & theo bố. Nem phải kiểm tra với bố thường xuyên là bố muốn đi hướng nào.
Bạn đã làm đơn giản hóa hoạt động như thế nào cho Nem? Chỉ đơn thuần đi bộ, thỉnh thoảng dừng lại
Các sự đa dạng/ biến thể của hoạt động là gì? đi các hướng khác nhau, đi chậm, đi nhanh hơn chút, ngồi lại.
Thử thách bạn đặt ra cho Nem? ở ngã ba, Nem phải kiểm tra với bố là bố muốn đi theo hướng nào.
Theo bạn thì hoạt động đã diễn ra như thế nào? Nem đã rất thông thạo trung tâm thương mại này. Nem biết chính xác hướng cần đi & điểm đến là đâu (vì lần nào điểm đến cũng là khu bán đồ chơi & khu Funny Land) Do đó, Nem rất hối hả & muốn đến nơi đó một cách nhanh nhất có thể. Thỉnh thoảng, Nem đã điều khiển bố, Nem muốn bố đi theo đường Nem chỉ. Sau 25 phút đi lòng vòng (mà thông thường chỉ mất 5 phút là đến thẳng khu đồ chơi), Nem không thể chịu đựng được nữa, khi đến gần cửa hàng bán đồ chơi, Nem chạy thẳng vào đó luôn, mặc cho bố gọi.
Bạn đã hướng dẫn với tốc độ chậm ở đâu ? Trong suốt clip.
Nếu muốn làm khác đi, bạn muốn làm gì ? Chúng tôi không biết phải làm khác đi như thế nào? Vấn đề là Nem toàn là người khởi đầu, chủ động chỉ hướng đi, sau đó mới kiểm tra với bố xem có đúng không. Chứ Nem không kiểm tra với bố trước. Không biết như thế có được không nhỉ ? Nhờ Maisie tư vấn giúp nếu làm khác đi thì làm như thế nào? (Tiếc là Maisie không trả lời những câu hỏi trên của mẹ :()
Tuesday, March 02, 2010
Giao tiếp đa kênh 539
Tóm tắt mục tiêu:
Trẻ nhận ra rằng khi đối tác (người đẫn, bố mẹ, cô giáo) cố ý khuếch đại biểu hiện qua hướng nhìn hay điệu bộ thì có thể mang những thông tin quan trọng về nơi trẻ nên hướng sự chú ý tới.
Mô tả mục tiêu
(Hiểu được sự chuyển hướng nhìn và ngôn ngữ cơ thể): ở mức căn bản, có thể nhìn thấy ở trẻ bình thường 12 tháng tuổi, chúng tôi chắc chắn rằng trẻ nhận biết được khi đối tác khuếch đại sự thay đổi hướng nhìn (không cần phải chỉ) và trẻ hiểu được chủ ý muốn trẻ thay đổi hướng nhìn sang vật, người, hoặc vị trí nào đó.
Tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu/ qua bài:
Trẻ nhìn mặt của đối tác/ người dẫn. Trẻ hiểu được việc giao tiếp bằng khuôn mặt và điệu bộ của đối tác là có ý nghĩa. Trẻ đáp ứng với việc thay đổi hướng nhìn và đoán được ý ám chỉ của khuôn mặt khi hướng về một hướng cố định, trẻ hiểu rằng được điệu bộ là tượng trưng cho sự khởi đầu một hoạt động quen thuộc.
Trẻ tập trung thị giác vào sự bày tỏ của người nói. Đảm bảo rằng trẻ không phản ứng như nhau với mọi gương mặt hay cử chỉ của đối tác nhất là khi nó không có ý định dùng để giao tiếp. Chúng ta muốn biết liệu trẻ có thể nhận được thái độ và khuôn mặt chủ ý giao tiếp của đối tác khi mà nó có ý nghĩa. Đánh giá liệu sự thay đổi về nét mặt trong giao tiếp có được trẻ làm theo (ví dụ như cử chỉ khi muốn nói "lại đây" hay "dừng lại và đi").
Đánh giá liệu trẻ có đáp ứng đúng với thái độ giao tiếp trước khi quyết định nếu nó là cần thiết để đánh giá phản ứng của trẻ cho các cử chỉ mang tính sự cố (thái độ giả). (mẹ hiểu ví dụ như là đầu thì quay về một hướng, ý nói đi lối này, nhưng mà mắt lại nhìn hướng khác chẳng hạn :))
Liệu trẻ có nhận ra khi đối tác đang sử dụng cử chỉ và hướng nhìn như là một công cụ giao tiếp ?
Quay video clips các hoạt động thường xuyên xảy ra trong các khuôn khổ hoạt động khác nhau, với các đối tác khác nhau & trong các môi trường khác nhau về mức độ phức tạp. Video cần chứng tỏ là hoạt động đã trở thành thói quen và xảy ra một cách tự động.
Nem sẽ hiểu được rằng thay đổi hướng nhìn/ điệu bộ/ ngôn ngữ cơ thể là một phần của giao tiếp.
Thử thách: Nem có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ điệu bộ .
Nem sẽ có khả năng điều chỉnh hoạt động của minh khi Nem nhận ra rằng điệu bộ của người dạy đang muốn nói điều gì đó. Nem có thể sử dụng và phát triển các kiểu điệu bộ khác nhau
Trợ giúp
Người dạy có thể cầm tay trẻ, nhưng không đưa ra những thông tin gì để chỉ hoặc làm ảnh hưởng đến hướng nhìn của trẻ.
Câu nói của bài:
Nhớ phải kiểm tra nét mặt/ Tay tôi đang nói chuyện với bạn
Maisie dặn: luôn nhớ rằng
- Phải xây dựng hoạt động có hệ thống
- Thậm chí bắt đầu bằng một lựa chọn trước, sau đó mới tăng dần lên.
Viết phản hồi bằng hoặc gửi clips nếu:
- Nem có khả năng kiểm tra nét mặt bố/mẹ thường xuyên hơn.
- Nem luôn nhớ phải dừng lại và kiểm tra nét mặt bố/mẹ
- Bố mẹ cảm thấy đang đi đúng hướng.
Mẹ nghĩ, bài dễ nhất là cho Nem uống nước khi Nem khát : cho Nem uống từng ngụm một, khi có ánh mắt + gật đầu của mẹ.
Trẻ nhận ra rằng khi đối tác (người đẫn, bố mẹ, cô giáo) cố ý khuếch đại biểu hiện qua hướng nhìn hay điệu bộ thì có thể mang những thông tin quan trọng về nơi trẻ nên hướng sự chú ý tới.
Mô tả mục tiêu
(Hiểu được sự chuyển hướng nhìn và ngôn ngữ cơ thể): ở mức căn bản, có thể nhìn thấy ở trẻ bình thường 12 tháng tuổi, chúng tôi chắc chắn rằng trẻ nhận biết được khi đối tác khuếch đại sự thay đổi hướng nhìn (không cần phải chỉ) và trẻ hiểu được chủ ý muốn trẻ thay đổi hướng nhìn sang vật, người, hoặc vị trí nào đó.
Tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu/ qua bài:
Trẻ nhìn mặt của đối tác/ người dẫn. Trẻ hiểu được việc giao tiếp bằng khuôn mặt và điệu bộ của đối tác là có ý nghĩa. Trẻ đáp ứng với việc thay đổi hướng nhìn và đoán được ý ám chỉ của khuôn mặt khi hướng về một hướng cố định, trẻ hiểu rằng được điệu bộ là tượng trưng cho sự khởi đầu một hoạt động quen thuộc.
Trẻ tập trung thị giác vào sự bày tỏ của người nói. Đảm bảo rằng trẻ không phản ứng như nhau với mọi gương mặt hay cử chỉ của đối tác nhất là khi nó không có ý định dùng để giao tiếp. Chúng ta muốn biết liệu trẻ có thể nhận được thái độ và khuôn mặt chủ ý giao tiếp của đối tác khi mà nó có ý nghĩa. Đánh giá liệu sự thay đổi về nét mặt trong giao tiếp có được trẻ làm theo (ví dụ như cử chỉ khi muốn nói "lại đây" hay "dừng lại và đi").
Đánh giá liệu trẻ có đáp ứng đúng với thái độ giao tiếp trước khi quyết định nếu nó là cần thiết để đánh giá phản ứng của trẻ cho các cử chỉ mang tính sự cố (thái độ giả). (mẹ hiểu ví dụ như là đầu thì quay về một hướng, ý nói đi lối này, nhưng mà mắt lại nhìn hướng khác chẳng hạn :))
Liệu trẻ có nhận ra khi đối tác đang sử dụng cử chỉ và hướng nhìn như là một công cụ giao tiếp ?
Quay video clips các hoạt động thường xuyên xảy ra trong các khuôn khổ hoạt động khác nhau, với các đối tác khác nhau & trong các môi trường khác nhau về mức độ phức tạp. Video cần chứng tỏ là hoạt động đã trở thành thói quen và xảy ra một cách tự động.
Nem sẽ hiểu được rằng thay đổi hướng nhìn/ điệu bộ/ ngôn ngữ cơ thể là một phần của giao tiếp.
Thử thách: Nem có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ điệu bộ .
Nem sẽ có khả năng điều chỉnh hoạt động của minh khi Nem nhận ra rằng điệu bộ của người dạy đang muốn nói điều gì đó. Nem có thể sử dụng và phát triển các kiểu điệu bộ khác nhau
Trợ giúp
Người dạy có thể cầm tay trẻ, nhưng không đưa ra những thông tin gì để chỉ hoặc làm ảnh hưởng đến hướng nhìn của trẻ.
Câu nói của bài:
Nhớ phải kiểm tra nét mặt/ Tay tôi đang nói chuyện với bạn
Maisie dặn: luôn nhớ rằng
- Phải xây dựng hoạt động có hệ thống
- Thậm chí bắt đầu bằng một lựa chọn trước, sau đó mới tăng dần lên.
Viết phản hồi bằng hoặc gửi clips nếu:
- Nem có khả năng kiểm tra nét mặt bố/mẹ thường xuyên hơn.
- Nem luôn nhớ phải dừng lại và kiểm tra nét mặt bố/mẹ
- Bố mẹ cảm thấy đang đi đúng hướng.
Mẹ nghĩ, bài dễ nhất là cho Nem uống nước khi Nem khát : cho Nem uống từng ngụm một, khi có ánh mắt + gật đầu của mẹ.
Gặp tư vấn
1/3/2010
Gặp Maisie,
Mẹ cảm thấy mẹ stuck ở mục tiêu monitoring, hôm nay gặp Maisie thì Maisie cho qua mục tiêu này & sẽ cho Nem làm tiếp mục tiêu facial gazing, thực sự thì mẹ cũng không hiểu lắm tại sao. Vì nếu đúng như description thì trong các hoạt động độc lập, Nem phải monitoring/ quan sát đối tác tới hơn 70% các hoạt động trung tính, mà không cần có sự nhắc nhở/ chủ động gây chú ý của đối tác.
Maisie thì nói là Maisie quan sát Nem và thấy Nem đã monitoring tốt khi tham gia hoạt động, chứng tỏ là bình thường Nem cũng phải monitoring được. Tuy nhiên điều này giải đáp được thắc mắc của mẹ là hoạt động monitoring phải có ý nghĩa, như mẹ Linh nói, trong các hoạt động tương tác hoặc có chủ đích thì trẻ mới cần quan sát người khác. Nếu không có hoạt động gì, trẻ cũng khó có nhu cầu quan sát người khác.
Mẹ hỏi về mục tiêu co-regulation, Maisie nói là sẽ cho qua bài này :D
Đúc kết lại, là gặp mặt & để tư vấn gặp con sẽ dễ hơn cho tư vấn đánh giá con qua video clip.
Mục tiêu tiếp theo là làm facial gazing. Khuôn khổ hoạt động: bắt đầu bằng những hoạt động có regulation parttern, có nhịp lặp đi lặp lại, sau đó thêm thử thách/ challenge là trẻ không biết nên làm gì, và phải nhìn đối tác/ facial gazing để lấy thông tin làm gì tiếp. Phải làm một cách tự nhiên.
Nem chưa có kỹ năng nhìn mặt đối tác để lấy thông tin, do đó nên bắt đầu bằng hoạt động đơn giản, với một vật.
Ví dụ Nem rót bia cho bố, bố và Nem cùng rót bia từ lon ra cốc. Sau vài lần rót bình thường, tạo nhịp hoạt động đều, thì bố dừng lại, bố nói “Nem nhìn khi nào bố gật đầu mới rót nhé”, bố làm chậm lại bằng cách đưa thêm nhịp, & nói “chuẩn bị” hoặc “đợi” “sẵn sàng” “rót” + gật đầu, thì để Nem rót. Có thể lặp lại vài lần, cho Nem có thói quen chờ đợt “sẵn sàng”, bố bỏ đi gợi ý/ giúp đỡ/ scaffolding “rót” mà chỉ gật đầu để Nem quan sát bố, đợi bố gật đầu mới rót.
Mức độ cao hơn, thì cho Nem rót ra 2, 3 cốc khác nhau. Bố nhìn cốc nào, Nem rót cốc đó.
Mức độ cao hơn nữa, cho Nem làm các hoạt động có nhiều thứ phần tán, ví dụ dọn đồ tủ lạnh, hoặc trộn salats, có nhiều đĩa trên bàn. Có thể dấu một thứ đi và Nem đi tìm. Hoặc có 1 thứ ở xa phải lấy, bố ra hiệu bằng mặt để Nem tìm thông tin cần lấy vật ở đâu.
Mẹ dạo này ở nhà, không đi làm, nên xót tiền tư vấn quá, nhoằng một cái cả tháng lương làm việc của mẹ ở DHXD đã đi teo, nhưng Nem được qua bài :D Việc qua bài này giúp mẹ nung nóng lại tinh thần RDI :)
Mẹ và bố cần nhắc nhở nhau: nói ít hơn, chỉ dẫn ít hơn, cho Nem suy nghĩ nhiều hơn = BÌNH TĨNH hơn & cần làm CHẬM, PLANNING trước khi làm.
Gặp Maisie,
Mẹ cảm thấy mẹ stuck ở mục tiêu monitoring, hôm nay gặp Maisie thì Maisie cho qua mục tiêu này & sẽ cho Nem làm tiếp mục tiêu facial gazing, thực sự thì mẹ cũng không hiểu lắm tại sao. Vì nếu đúng như description thì trong các hoạt động độc lập, Nem phải monitoring/ quan sát đối tác tới hơn 70% các hoạt động trung tính, mà không cần có sự nhắc nhở/ chủ động gây chú ý của đối tác.
Maisie thì nói là Maisie quan sát Nem và thấy Nem đã monitoring tốt khi tham gia hoạt động, chứng tỏ là bình thường Nem cũng phải monitoring được. Tuy nhiên điều này giải đáp được thắc mắc của mẹ là hoạt động monitoring phải có ý nghĩa, như mẹ Linh nói, trong các hoạt động tương tác hoặc có chủ đích thì trẻ mới cần quan sát người khác. Nếu không có hoạt động gì, trẻ cũng khó có nhu cầu quan sát người khác.
Mẹ hỏi về mục tiêu co-regulation, Maisie nói là sẽ cho qua bài này :D
Đúc kết lại, là gặp mặt & để tư vấn gặp con sẽ dễ hơn cho tư vấn đánh giá con qua video clip.
Mục tiêu tiếp theo là làm facial gazing. Khuôn khổ hoạt động: bắt đầu bằng những hoạt động có regulation parttern, có nhịp lặp đi lặp lại, sau đó thêm thử thách/ challenge là trẻ không biết nên làm gì, và phải nhìn đối tác/ facial gazing để lấy thông tin làm gì tiếp. Phải làm một cách tự nhiên.
Nem chưa có kỹ năng nhìn mặt đối tác để lấy thông tin, do đó nên bắt đầu bằng hoạt động đơn giản, với một vật.
Ví dụ Nem rót bia cho bố, bố và Nem cùng rót bia từ lon ra cốc. Sau vài lần rót bình thường, tạo nhịp hoạt động đều, thì bố dừng lại, bố nói “Nem nhìn khi nào bố gật đầu mới rót nhé”, bố làm chậm lại bằng cách đưa thêm nhịp, & nói “chuẩn bị” hoặc “đợi” “sẵn sàng” “rót” + gật đầu, thì để Nem rót. Có thể lặp lại vài lần, cho Nem có thói quen chờ đợt “sẵn sàng”, bố bỏ đi gợi ý/ giúp đỡ/ scaffolding “rót” mà chỉ gật đầu để Nem quan sát bố, đợi bố gật đầu mới rót.
Mức độ cao hơn, thì cho Nem rót ra 2, 3 cốc khác nhau. Bố nhìn cốc nào, Nem rót cốc đó.
Mức độ cao hơn nữa, cho Nem làm các hoạt động có nhiều thứ phần tán, ví dụ dọn đồ tủ lạnh, hoặc trộn salats, có nhiều đĩa trên bàn. Có thể dấu một thứ đi và Nem đi tìm. Hoặc có 1 thứ ở xa phải lấy, bố ra hiệu bằng mặt để Nem tìm thông tin cần lấy vật ở đâu.
Mẹ dạo này ở nhà, không đi làm, nên xót tiền tư vấn quá, nhoằng một cái cả tháng lương làm việc của mẹ ở DHXD đã đi teo, nhưng Nem được qua bài :D Việc qua bài này giúp mẹ nung nóng lại tinh thần RDI :)
Mẹ và bố cần nhắc nhở nhau: nói ít hơn, chỉ dẫn ít hơn, cho Nem suy nghĩ nhiều hơn = BÌNH TĨNH hơn & cần làm CHẬM, PLANNING trước khi làm.
Monday, March 01, 2010
xem clips về các bài tập monitoring
mẹ xem các video clips ví dụ về monitoring thì có các hoạt động sau:
1. Mẹ đẩy xe ô tô đồ chơi bên trong để đồ, con nhận & mang đồ bỏ vào giỏ. Con chủ động quan sát để lấy đồ.
Đây là hoạt động cùng nhau xây dựng, có tương tác
2. Hai mẹ còn cùng cầm bút vẽ. Mẹ cầm tay con, mẹ chủ động chấm bút, rồi vẽ lên mặt, dử, để con theo dõi xem ý đồ của mẹ là gì ?
Hoạt động độc lập, có tương tác
3. Bố và con mang hộp đựng đồ phế thải vào nhà. Bố không nói gì, dừng lại. con không để ý nên đã đi trước, thấy bố chưa đi, con quay lại bố
Hoạt động độc lập, không có tương tác
4. Chasing:
Đuổi bắt, con theo dõi xem bố có đuổi sát đến mình không? Con chạy và theo dõi bố
Hoạt động xây dựng, có tương tác
5. Tickle Bug:
Gustein giả vờ tay là con nhện, bò từ từ từ từ đến trẻ, trẻ rất thích thú theo dõi xem con nhện định làm gì, tưởng là nó vào mặt mình, nhưng con nhện lại đổi hướng.
Gần giống như trò đuổi bắt, có tương tác.
6. Duck duck goose, hình như giống trò thả đỉa ba ba
3 người ngồi, 1 người đi vòng quanh, vỗ tay lên đầu từng người nói duck hoặc goose, nếu nói goose, thì người kia sẽ phải đứng dạy đuổi người thả. Hoạt động chơi chậm, nhất là khi quyết định duck hay goose
Trẻ rất hứng thú với trò chơi này và giám sát chặt chẽ xem khi nào là goose.
Hoạt động xây dựng, có tương tác
7. Planting Grass seed
Hai bố con trong vườn, bố đi tìm cái gì đấy & bố chậm trãi để ý vào một lỗ hổng không mọc cỏ trên vườn. con tự thay đổi hướng chú ý đến bố, con giám sát bố và tiến đến gần bố hỏi, hai bố con nói chuyện cách làm sao để trồng lại cỏ vào lỗ hổng. bố thay đổi tư thế, ngồi xổm, con quan sát thái độ của bố.
Hoạt động độc lập, khởi đầu bằng nói chuyện, bắt đầu bằng không tương tác, sau đó thì tương tác = nói chuyện
8. Hai mẹ con người Nhật
Hai mẹ con ngồi ăn, con nói chuyện, mẹ đứng dậy rót nước, còn giám sát mẹ khi mẹ đứng dậy & xem mẹ lấy gì. Mẹ ngồi xuống, mẹ nghe con nói, mẹ giả vờ lơ đãng, mẹ nhìn đồng hồ, con nhìn theo hướng mẹ nhìn xem mẹ nhìn cái gì. Mẹ chạy đi, con nhìn theo mẹ.
Hoạt động độc lập, khởi đầu bằng nói chuyện, hầu như không có tương tác, vì mẹ giả vờ không để ý
9. Focus attention when you are approaching
Cùng chơi xếp hình, con đưa mẹ hình, mẹ cho hình vào vị trí, mẹ cho chậm & con theo dõi mẹ làm.
Hoạt động xây dựng, có tương tác
10. Watching mom
Con chơi xếp chữ, Mẹ ngồi sopha, mẹ dứng dậy lấy sách, rồi quay lại, con giám sát mẹ khi mẹ đi & mẹ ngồi
Hoạt động độc lập, không có tương tác
11. Nhìn mẹ làm
Hai mẹ con cùng phòng, con chơi trò của con. Mẹ nhặt đồ, cầm bỏ từ chỗ này sang chỗ khác, mẹ chơi đồ, mẹ đọc sách. Con thỉnh thoảng lại giám sát mẹ xem mẹ đang làm gì.
Hoạt động độc lập, không có tương tác
12. 3 người ngồi sopha
Mẹ và con đang đùa, bố tiếp cận = giơ tay, con nhận ra bố & đùa lại, bố hoan hô con.
Hoạt động độc lập, không có tương tác
13. Giống hoạt động 2 mẹ con ngồi ăn, nhưng đây là hai mẹ con ngồi bàn, con xem sách của con, mẹ ngồi bên cạnh, mẹ vẽ, mẹ đứng dậy, mẹ đi, con giám sát mẹ mỗi khi mẹ thay đổi hoạt động
Hoạt động độc lập, không có tương tác
14. Con đưa từng gói mỳ để mẹ cất đi
Mẹ không chủ ý gây sự chú ý. Có sự tương tác, con giám sát mẹ để khi mẹ đến gần con mới đưa gói mỳ.
Có tương tác
15. Con ngồi ghế, mẹ xếp quần áo, đi từ vị trí nọ đến vị trí. Con giám sát mẹ làm việc
Hoạt động độc lập, không có tương tác.
1. Mẹ đẩy xe ô tô đồ chơi bên trong để đồ, con nhận & mang đồ bỏ vào giỏ. Con chủ động quan sát để lấy đồ.
Đây là hoạt động cùng nhau xây dựng, có tương tác
2. Hai mẹ còn cùng cầm bút vẽ. Mẹ cầm tay con, mẹ chủ động chấm bút, rồi vẽ lên mặt, dử, để con theo dõi xem ý đồ của mẹ là gì ?
Hoạt động độc lập, có tương tác
3. Bố và con mang hộp đựng đồ phế thải vào nhà. Bố không nói gì, dừng lại. con không để ý nên đã đi trước, thấy bố chưa đi, con quay lại bố
Hoạt động độc lập, không có tương tác
4. Chasing:
Đuổi bắt, con theo dõi xem bố có đuổi sát đến mình không? Con chạy và theo dõi bố
Hoạt động xây dựng, có tương tác
5. Tickle Bug:
Gustein giả vờ tay là con nhện, bò từ từ từ từ đến trẻ, trẻ rất thích thú theo dõi xem con nhện định làm gì, tưởng là nó vào mặt mình, nhưng con nhện lại đổi hướng.
Gần giống như trò đuổi bắt, có tương tác.
6. Duck duck goose, hình như giống trò thả đỉa ba ba
3 người ngồi, 1 người đi vòng quanh, vỗ tay lên đầu từng người nói duck hoặc goose, nếu nói goose, thì người kia sẽ phải đứng dạy đuổi người thả. Hoạt động chơi chậm, nhất là khi quyết định duck hay goose
Trẻ rất hứng thú với trò chơi này và giám sát chặt chẽ xem khi nào là goose.
Hoạt động xây dựng, có tương tác
7. Planting Grass seed
Hai bố con trong vườn, bố đi tìm cái gì đấy & bố chậm trãi để ý vào một lỗ hổng không mọc cỏ trên vườn. con tự thay đổi hướng chú ý đến bố, con giám sát bố và tiến đến gần bố hỏi, hai bố con nói chuyện cách làm sao để trồng lại cỏ vào lỗ hổng. bố thay đổi tư thế, ngồi xổm, con quan sát thái độ của bố.
Hoạt động độc lập, khởi đầu bằng nói chuyện, bắt đầu bằng không tương tác, sau đó thì tương tác = nói chuyện
8. Hai mẹ con người Nhật
Hai mẹ con ngồi ăn, con nói chuyện, mẹ đứng dậy rót nước, còn giám sát mẹ khi mẹ đứng dậy & xem mẹ lấy gì. Mẹ ngồi xuống, mẹ nghe con nói, mẹ giả vờ lơ đãng, mẹ nhìn đồng hồ, con nhìn theo hướng mẹ nhìn xem mẹ nhìn cái gì. Mẹ chạy đi, con nhìn theo mẹ.
Hoạt động độc lập, khởi đầu bằng nói chuyện, hầu như không có tương tác, vì mẹ giả vờ không để ý
9. Focus attention when you are approaching
Cùng chơi xếp hình, con đưa mẹ hình, mẹ cho hình vào vị trí, mẹ cho chậm & con theo dõi mẹ làm.
Hoạt động xây dựng, có tương tác
10. Watching mom
Con chơi xếp chữ, Mẹ ngồi sopha, mẹ dứng dậy lấy sách, rồi quay lại, con giám sát mẹ khi mẹ đi & mẹ ngồi
Hoạt động độc lập, không có tương tác
11. Nhìn mẹ làm
Hai mẹ con cùng phòng, con chơi trò của con. Mẹ nhặt đồ, cầm bỏ từ chỗ này sang chỗ khác, mẹ chơi đồ, mẹ đọc sách. Con thỉnh thoảng lại giám sát mẹ xem mẹ đang làm gì.
Hoạt động độc lập, không có tương tác
12. 3 người ngồi sopha
Mẹ và con đang đùa, bố tiếp cận = giơ tay, con nhận ra bố & đùa lại, bố hoan hô con.
Hoạt động độc lập, không có tương tác
13. Giống hoạt động 2 mẹ con ngồi ăn, nhưng đây là hai mẹ con ngồi bàn, con xem sách của con, mẹ ngồi bên cạnh, mẹ vẽ, mẹ đứng dậy, mẹ đi, con giám sát mẹ mỗi khi mẹ thay đổi hoạt động
Hoạt động độc lập, không có tương tác
14. Con đưa từng gói mỳ để mẹ cất đi
Mẹ không chủ ý gây sự chú ý. Có sự tương tác, con giám sát mẹ để khi mẹ đến gần con mới đưa gói mỳ.
Có tương tác
15. Con ngồi ghế, mẹ xếp quần áo, đi từ vị trí nọ đến vị trí. Con giám sát mẹ làm việc
Hoạt động độc lập, không có tương tác.
Labels:
Bài tập Giám sát 1211,
Các mục tiêu RDi
Subscribe to:
Posts (Atom)